Hale bắt đầu nghiên cứu về quang phổ Mặt Trời từ khi còn là thiếu niên. Khi đang học ở viện Công nghệ Massachusettes, ông đã phát minh ra máy ghi quang phổ Mặt Trời (spectroheliograph) (độc lập với nhà thiên văn Pháp Deslandres). Hale làm việc 2 năm ở đài thiên văn tư nhân (Kenwood Observatory) trước khi làm việc cho đại học Chicago. Tại đây, ông đã xây dựng đài quan sát Yerkes với chiếc kính khúc xạ 40 inch. [2]


Ảnh: George Ellery Hale (29/06/1868 – 21/02/1938)[1].

Để đẩy mạnh các nghiên cứu Mặt Trời và vật lý thiên văn, ông sáng lập ra đài quan sát Mt. Wilson. Ông đã phát hiện ra rằng các vết đen trên Mặt Trời có nhiệt độ thấp hơn so với khu vực lân cận, có liên quan đến từ trường. Hale đã nhận hai nhà thiên văn nổi tiếng: Harlow Shapley và Edwin Hubble vào làm việc ngay sau khi họ làm xong luận án tiến sĩ. Ông là người thúc đẩy các nghiên cứu về thiên hà, về Mặt Trời và các hằng tinh. Năm 1923, Hale nghỉ hưu vì các lý do sức khỏe. Từ đó cho đến khi ông mất, ông giành thời gian nghiên cứu Mặt Trời tại phòng nghiên cứu tư nhân (Hale Laboratory), Pasadena.[2]

Hale là người vận động cho việc gây quỹ xây dựng các kính thiên văn phản xạ 60, 100 và 200. Hale là người đóng vai trò quan trọng trong việc tổ chức Hội thiên văn Hoa Kỳ, tạp trí Thiên văn Vật lý, Viện Công nghệ California, viện Hàn lâm khoa học quốc gia Hoa Kỳ, hội đồng Nghiên cứu quốc gia và thư viện Huntington.[2]

Tên của ông được đặt cho một hành tinh nhỏ (minor planet): 1024 Hale, một crater trên Mặt Trăng, một crater trên Sao Hỏa, kính thiên văn 200 inch tại đài thiên văn Palomar, ... [2]


Ảnh: Kính thiên văn Hale, đài thiên văn Palomar

Tài liệu tham khảo:
[1]Today in Science History, 1999 - 2007. February 21 - Births, Deaths, Events, http://www.todayinsci.com/2/2_21.htm
[2] JST, 2006-02-25. The Bruce Medalists, George Ellery Hale, http://www.phys-astro.sonoma.edu/BruceMedalists/Hale/

Hero_Zeratul
ttvnol.com