Không chỉ nghiên cứu vật lý thiên văn, Gold còn làm việc trong mục số lĩnh vực khác như: vật lý sinh học, hàng không vũ trụ và địa lý.[2]
 
Ảnh: Thomas Gold (22/05/1920 – 22/06/2004) [1]
 

Năm 1948, cùng với Hermann Bondi và Fred Hoyle, Gold đã đưa ra học thiết về sự phát triển đều của vũ trụ (Steady State). Nội dung chủ yếu của học thuyết này là vũ trụ liên tục liên tục sinh ra vật chất mới. Trong giai đoạn những năm 1950, 1960, học thuyết này được nhiều người ủng hộ. Nhưng từ cuối những năm 1960, học thuyết này đã gần như bị bác bỏ do sự phát hiện bức xạ nền của vũ trụ [2]

Năm 1959, trường đại học Cornell mời Gold đảm nhận vai trò trưởng bộ môn Vật lý Thiên văn và tham gia các nghiên cứu vũ trụ. Gold đã đảm nhận chức vụ giáo sư đại học Cornell từ đó cho đến khi ông mất [2]. Ông đã tiến hành các nghiên cứu về vũ trụ học và từ trường. Ông là người đã đưa ra thuật ngữ ''từ quyển'' (magnetosphere) để mô tả từ trường của Trái Đất. Sau khi pulsar đầu tiên được phát hiện ra vào năm 1968, Gold và Hoyle đã giải thích bản chất của các pulsar là các ngôi sao neutrons quay rất nhanh và có từ trường rất mạnh [2]

Tài liệu tham khảo:
[1]Today in Science History, 1999 - 2007. May 22 - Births, Deaths, Events, http://www.todayinsci.com/5/5_22.htm
[2]Wikipedia, 22/2007. Thomas Gold, http://en.wikipedia.org/wiki/Thomas_Gold

Hero_Zeratul
Box Thiên văn học - ttvnol