Khoảng 7h15 giờ sáng ngày 30/06/1908, trên bầu trời tại phía tây bắc hồ Baikal, khu vực ven sông Tunguska nước Nga đã xuất hiện một quả cầu lửa khổng lồ với độ sáng tương đương mặt trời. Vài phút sau, một vụ nổ lớn kèm theo những dư chấn khủng khiếp đã xảy ra. Toàn bộ sinh vật trong một khu vực rộng khoảng 2200 km vuông đã bị hủy diệt.

Cây cối gẫy rạp do ảnh hưởng của vụ nổ 

Vụ việc trên đi vào lịch sử với tên gọi "sự kiện Tunguska" hoặc "vụ nổ Tunguska". Do vị trí địa lý cho nên phải đến năm 1921 mới bắt đầu có những chuyến thám hiểm của các nhà khoa học Liên Xô tìm hiểu nguyên nhân sự việc. Có nhiều giả thiết được đưa ra để giải thích nguyên nhân hiện tượng trên. Giả thiết có vẻ hợp lý nhất là một tảng thiên thạch hoặc nhân sao chổi có đường kính hơn 50m đã bay vào bầu khí quyển với vận tốc khoảng 25 km/s. Tảng thiên thạch hoặc nhân sao chổi này đã bị đốt nóng lên đến trên 10 nghìn độ C và nổ tung tại độ cao từ 6 đến 10 km. Sức công phá của vụ nổ tương đương từ 10 đến 50 triệu tấn thuốc nổ TNT.

Ảnh: Vị trí xảy ra sự kiện Tunguska

Tài liệu tham khảo:
[1]Today in Science History, 1999 - 2007. June 30 - Births, Deaths, Events,
http://www.todayinsci.com/6/6_30.htm

Hero_Zeratul
Box Thiên văn học - ttvnol.com