CGRO (Compton Gamma Ray Observatory, CGRO) là đài thiên văn không gian thứ hai thuộc hệ thống «Great Observatiories» (1) của NASA được phóng lên quỹ đạo. Đài thiên văn được đặt theo tên nhà vật lý Hoa Kỳ Arthur Holly Compton (10/09/1892 — 15/03/1962), người đã đạt giải Nobel năm 1927 về những khám phá trong lĩnh vực nghiên cứu tia gamma. CGRO có khối lượng 17 tấn, được đưa lên quỹ đạo bằng tàu con thoi Atlantis (nhiệm vụ STS-37). CGRO hoạt động trên quỹ đạo xung quanh Trái Đất với độ cao trung bình 450 km. CGRO được trang bị 4 thiết bị quan sát chính nhằm nghiên cứu các tia có năng lượng rất cao, từ 20 kev đến 30 Gev.

Sau khoảng 9 năm hoạt động, một con quay hồi chuyển của CRGO bị hỏng. Vào thời điểm đó, đài quan sát vẫn có khả năng hoạt động bình thường. Tuy nhiên, NASA đã lo ngại nếu 1 con quay hồi chuyển nữa bị hỏng thì sẽ không thể tiếp tục điều khiển CGRO, và do đó, đài quan sát có thể sẽ gây ra nguy hiểm khi rơi xuống Trái Đất. Ngày 04/06/2000, CGRO đã được điều khiển để lao vào bầu khí quyển Trái Đất. Những mảnh vụn của CGRO đã rơi an toàn xuống Thái Bình Dương.

 


Ảnh: CGRO hoạt động trên không gian (ảnh minh họa)

Tài liệu tham khảo:
[1]Mark Wade,, 1997-2007. Encyclopedia Astronautica, This Day in Space History, April 5, http://astronautix.com/thisday/april05.htm
[2]Wikipedia, 2/2008. Compton Gamma Ray Observatory, http://en.wikipedia.org/wiki/Compton_Gamma-Ray_Observatory

Ghi chú :
(1) Hệ thống «NASA ''s Great Space Observatories» bao gồm 4 kính thiên văn/đài thiên văn không gian : Hubble (quan sát chủ yếu tại bước sóng khả kiến), Compton (quan sát chủ yếu các tia gamma), Chandra (quan sát chủ yếu các tia X) và Spitzer (quan sát chủ yếu tại bước sóng hồng ngoại). Ngoài CGRO đã rơi trở lại Trái Đất vào năm 2000, các kính thiên văn Hubble, Spitzer và đài quan sát Chandra vẫn đang hoạt động trên không gian (tính đến tháng 4 năm 2008)

Hero_Zeratul
ttvnol.com