Vật lý thiên văn là một môn khoa học cơ bản sử dụng Vũ trụ như là một phòng thí nghiệm tuyệt vời để nghiên cứu vật lý căn bản. Ngày nay, Vật lý thiên văn không những đóng vai trò quan trọng trong việc mở mang kiến thức của con người về vũ trụ, mà còn thúc đẩy sự phát triển của công nghệ mới và các lĩnh vực khoa học liên quan như Vật lý, Hóa học, và Sinh học.

Thật không may, vì nhiều lý do, Vật lý thiên văn hiện đại ở Việt Nam đã không được phát triển trong nhiều thập kỷ, tạo ra một khoảng cách lớn về kiến thức giữa Việt Nam và cộng đồng khoa học quốc tế. Để thu hẹp khoảng cách này, một số các nhà vật lý thiên văn ở Việt Nam, Pháp, Nhật Bản và Hoa kỳ đã dành thời gian và nỗ lực để phát triển ngành vật lý thiên văn ở Việt Nam bằng cách thường xuyên tổ chức các hội thảo khoa học, các lớp học và workshop về vật lý thiên văn và vũ trụ học. Trong số các hoạt động này, tổ chức Gặp Gỡ Việt Nam (Rencontres du Vietnam) cùng với trường Đại học Quốc Tế - Đại học Quốc Gia Tp. Hồ Chí Minh, Đại học Quy Nhơn và Trung tâm Quốc tế Khoa học và Giáo dục Liên ngành, đã tổ chức thành công Lớp học Vật lý thiên văn (Vietnam School of Astrophysics - VSOA) lần đầu tiên năm 2013, và sau đó được tổ chức điều đặn hằng năm tập trung vào Vật lý thiên văn và Vũ trụ học.

Tiếp nối những thành công đó, lớp học vật lý thiên văn lần thứ 7 (7th VSOA) sẽ được tổ chức từ ngày 04 tháng 8 đến ngày 10 tháng 8 năm 2019 tại Đại học Quy Nhơn và Trung tâm Quốc tế Khoa học và Giáo dục liên ngành (ICISE), thành phố Quy Nhơn.

Lớp học năm nay với chủ đề: Khoa học hành tinh (PLANETARY SCIENCE).

Lớp học này được hỗ trợ kinh phí bởi tổ chức Gặp gỡ Việt Nam (Rencontres du Vietnam) và Đại học Quốc gia TP. HCM.

Một số hỗ trợ có giới hạn về kinh phí đi lại và nơi ăn nghỉ có thể được cung cấp cho các nhà khoa học trẻ Việt Nam và các nước đang phát triển tại Châu Á.

Diễn giả 

  • Guillaume Hebrard (Institut d'Astrophysique de Paris - IAP, Pháp)
  • Tobias C. Hinse (Chungnam National University, Hàn Quốc)
  • Alexandre Lazarian (University of Wisconsin - Madison, Hoa Kỳ)
  • Eiichiro Kokubo (National Astronomical Observatory of Japan, Nhật Bản)

Ban tổ chức

  • Jean Thanh Vân Trần (Chair, Rencontres du Vietnam, Pháp)
  • Phan Bảo Ngọc (Director, HCM International University - Vietnam National University, Việt Nam)
  • Nguyễn Trọng Hiền (Scientific Program Advisor, Jet Propulsion Laboratory, California Institute of Technology, Hoa Kỳ)
  • Pierre Lesaffre (Scientific Program Advisor, École Normale Supérieure de Paris, Pháp)

Thư ký

  • Lê Thị Quế (International University - VNU, HCMC)
  • Trịnh Thanh Thủy (International University - VNU, HCMC)

Các đơn vị tổ chức và tài trợ

Vật Lý Thiên Văn - Chia sẻ niềm đam mê!Vật Lý Thiên Văn - Chia sẻ niềm đam mê! Vật Lý Thiên Văn - Chia sẻ niềm đam mê!Vật Lý Thiên Văn - Chia sẻ niềm đam mê!Vật Lý Thiên Văn - Chia sẻ niềm đam mê!

Điều kiện ứng viên

Tất cả người tham gia yêu cầu phải có: 

  • Kiến thức nền vững về vật lý thiên văn (trình độ tối thiểu là năm 3 Đại học);
  • Thông thạo tiếng Anh;
  • Kiến thức cơ bản về Linux, máy tính xách tay được cài đặt Linux OS (phục vụ việc biên dịch codes trong việc phát hiện các hành tinh chuyển tiếp).

Chi phí và hỗ trợ kinh phí

Không có lệ phí đăng ký. Ban tổ chức dành một số hỗ trợ có giới hạn chỗ ở và đi lại dành cho sinh viên đến từ Việt Nam và các nước đang phát triển ở Châu Á.

Đăng ký

Mẫu đăng ký có thể tải về tại đây. Người đăng ký cần phải gửi kèm theo một thư giới thiệu từ cố vấn nghiên cứu (Research Advisor) (Mẫu thư giới thiệu có thể tải về tại đây). Mẫu đăng ký phải được điền và gửi đến địa chỉ email của thư ký (Ms. Trinh Thanh Thuy: Địa chỉ email này đang được bảo vệ từ spam bots, bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó. Bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó.).

Mốc thời gian quan trọng

Hạn chót nộp đơn đăng kí và thư giới thiệu: ngày 27/05/2019.

Danh sách những người tham gia được lựa chọn cho trường hè sẽ được đăng tải trên website ngày 24/06/2019.

Thông tin chi tiết xin vui lòng xem tại Website của lớp học.