Đến đây tôi kết thúc những giải thích sơ lược các quan sát về Mặt Trăng, ngôi sao cố định và Thiên Hà mà tôi đã thực hiện. Còn một vấn đề khác quan trọng nhất đối với tôi cũng nên được chỉ ra và công bố ra công chúng trong cuốn sách này. Đó là việc khám phá ra 4 hành tinh chưa từng được biết đến trước đây cũng như vị trí của chúng và các quan sát về chuyển động, sự thay đổi độ sáng đã được tiến hành trong suốt hai tháng vừa qua. Tôi cũng kêu gọi các nhà thiên văn nghiên cứu và xác định chu kỳ c ủa chúng mà tôi đã không làm ở đây vì thời gian không cho phép. Tôi cũng xin cảnh báo lần nữa là phải có một kính thiên văn thật chính xác như tôi đã đề cập ở phần đầu nếu như không muốn phí công vô ích.
Vào ngày mùng 7 tháng 1 năm nay, 1610, trong giờ đầu tiên9 của đêm tối, khi tôi đang quan sát các chòm sao trên bầu trời với kính thiên văn, sao Mộc10 đột nhiên lọt vào tầm ngắm của tôi. Bởi vì kính thiên văn này quá tuyệt vời nên tôi đã phát hiện ra ba ngôi sao rất nhỏ nhưng rất sáng nằm bên cạnh sao Mộc (Tôi chưa từng biết 3 hành tinh này có lẽ là vì những chiếc kính thiên văn mà tôi dùng lần trước quá yếu). Mặc dù tôi tin rằng những ngôi sao này nằm trong số các ngôi sao cố định, chúng cũng làm tôi rất bối rối bởi vì chúng dường như nằm trên cùng một đường thẳng song song với đường Hoàng Đạo, và sáng hơn các ngôi sao khác mặc dù cùng độ sáng. Vị trí của tương đối giữa chúng và với hành tinh Mộc như trong hình 12.
Hình 12: Quan sát đêm 7 tháng 1
Hai ngôi sao nằm bên phía đông và chỉ duy nhất một ngôi sao nằm bên phía tây. Ngôi sao nằm ở ngoài cùng phía đông và ngôi sao nằm ở phía tây có vẻ lớn hơn hẳn ngôi sao thứ ba. Tôi không phải băn khoăn về khoảng cách giữa chúng và hành tinh Mộc bởi vì như tôi đã nói ban đầu tôi nghĩ rằng chúng là những ngôi sao cố định. Nhưng vào ngày mùng 8 tháng 1, như một định mệnh, tôi lại hướng về quan sát vùng này một lần nữa, tôi thật ngạc nhiên khi nhìn thấy một hình ảnh khác hẳn, cả ba ngôi sao nhỏ đều nằm gần nhau hơn về phía Tây của hành tinh Mộc và cách nhau một khoảng cách bằng nhau như trong hình 13.
Hình 13: Quan sát đêm 8 tháng 1
9 Mốc thời gian mà Galileo bắt đầu thực hiện các quan sát là khi Mặt Trời bắt đầu lặn
10 Sao Mộc: thực chất không phải sao mà là hành tinh
Cho tới bây giờ, mặc dù tôi vẫn chưa suy nghĩ tới những phỏng đoán nào có thể xảy ra với các ngôi sao, nhưng tôi thật sự rất ngạc nhiên tự hỏi làm sao hành tinh Mộc có thể một ngày nằm về hướng đông của cả 3 ngôi sao nhỏ và ngày khác lại nằm ở giữa chúng. Ngay tức khắc, tôi chợt sợ rằng hành tinh này có lẽ chuyển động khác với tính toán của các nhà thiên văn và vì vậy có thể đã đi qua những ngôi sao này bằng các chuyển động thực của nó. Vì vậy tôi đã hồi hộp chờ tới hôm sau nhưng tôi đã thất vọng vì bầu trời đã bị mây bao phủ khắp tất cả các hướng.
Vào đêm mùng 10, các ngôi sao có vị trí tương đối với hành tinh Mộc như sau: Chỉ có 2 ngôi sao nằm về hướng đông của hành tinh Mộc, ngôi sao thứ ba theo tôi nghĩ là đã bị hành tinh che khuất (hình 14). Cũng giống như ngày hôm trước, chúng nằm chính xác một đường thẩng cùng với hành tinh Mộc và dọc theo đường Hoàng Đạo.
Hình 14: Quan sát đêm 10 tháng 1
Khi nhìn thấy hiện tượng này, tôi biết chắc rằng sự thay đổi vị trí này không thể do hành tinh Mộc gây ra được. Hơn thế nữa, tôi cũng hiểu rằng những ngôi sao mà tôi đã nhìn thấy luôn luôn giống nhau (không có ngôi sao nào khác nằm trước hay sau, trong một khoảng cách nhất định dọc theo đường Hoàng Đạo). Cuối cùng, đi từ nghi ngờ đến ngạc nhiên, tôi khám phá ra rằng sự thay đổi vị trí này không do hành tinh Mộc gây ra mà là do các ngôi sao mà tôi đã chú ý. Và tôi nhủ mình rằng sẽ quan sát chúng thật cẩn thận và chính xác từ nay trở đi.
Tiếp theo đó, trong đêm 11, tôi đã nhìn thấy các ngôi sao sắp xếp như sau (hình 15):
Hình 15: Quan sát đêm 11 tháng 1
Chỉ có hai ngôi sao nằm về phía đông của hành tinh Mộc, ngôi sao nằm gần hành tinh Mộc có khoảng cách đến hành tinh Mộc bằng 3 lần khoảng cách đến ngôi sao ngoài rìa và ngôi sao ngoài rìa d ường như to gấp đôi so với ngôi sao kia trong khi chúng có kích thước gần bằng nhau trong hôm trước. Vì vậy tôi đã đi đến kết luận không một chút do dự rằng có 3 ngôi sao đang chuyển động vòng quanh hành tinh Mộc cũng như hành tinh Kim và hành tinh Thủy quay quanh Mặt Trời. Kết luận này cuối cùng sẽ được làm rõ như ban ngày dựa vào các quan sát tiếp theo. Những quan sát này cũng sẽ chỉ ra rằng không phải chỉ có 3 mà 4 tinh thể đang quay vòng quanh hành tinh Mộc. Đo đạc về sự thay đổi vị trí của các ngôi sao này cũng được thực hiện chính xác hơn trong các ngày kế tiếp mà tôi sẽ chỉ ra dưới đây. Đồng thời tôi cũng đã đo đạc khoảng cách giữa chúng bằng kính thiên văn dựa vào phương pháp mà tôi đã bàn đến ở phần đầu. Bên cạnh đó, tôi cũng sẽ cung cấp thêm thời điểm quan sát, đặc biệt khi nhiều quan sát được thực hiện trong cùng một đêm bởi vì các hành tinh quay tròn rất nhanh nên ta có thể thu được các vị trí khác nhau theo từng giờ.
Vào đêm 12, giờ đầu tiên, tôi thấy các tinh cầy này sắp xếp như sau (hình 16):
Hình 16: Quan sát đêm 12 tháng 1
Ngôi sao nằm ở ngoài cùng phía đông to hơn ngôi sao nằm ở rìa phía tây, nhưng cả hai đều rất sáng và rõ, chúng cách hành tinh Mộc độ khoảng 2 phút. Ngôi sao thứ ba, biến mất vào đêm trước nay bắt đầu hiện ra rất nhỏ bé vào giờ thứ ba và gần chạm với hành tinh Thổ ở hướng đông. Chúng đều nằm trên một đường thẳng dọc đường Hoàng Đạo.
Đêm 13, lần đầu tiên cả 4 ngôi sao xuất hiện ở các vị trí tương đối với hành tinh Mộc như sau (hình 17):
Hình 17: Quan sát đêm 13 tháng 1
3 ngôi sao nằm về hướng tây và 1 nằm về hướng đông, chúng cũng gần như nằm trên một đường thẳng ngoại trừ ngôi sao ở giữa nằm bên hướng tây lệch lên phía bắc một ít. Ngôi sao nằm ở h ướng đông cách hành tinh Mộc 2 phút trong khi đó khoảng cách giữa hành tinh Mộc và ngôi sao gần nhất ở hướng tây và giữa các ngôi sao ở hướng tây với nhau chỉ là 1 phút. Cả 4 ngôi sao đều có cùng kích thước nhỏ và rất sáng, sáng hơn rất nhiều so với các ngôi sao có cùng độ sáng.
Đêm 14, trời có nhiều mây.
Đêm 15, vào giờ thứ ba của đêm, 4 ngôi sao phân bổ cạnh hành tinh Mộc như trong hình sau (hình 18):
Hình 18: Quan sát vào giờ thứ ba đêm 15 tháng 1
Tất cả gần như nằm trên một đường thẳng về hướng tây nhưng ngôi sao thứ 3 tính từ hành tinh Mộc nhô lên hướng bắc một ít. Ngôi sao nằm gần hành tinh Mộc nhất là ngôi sao nhỏ nhất, 3 ngôi sao còn lại lớn hơn gấp nhiều lần. Khoảng cách giữa hành tinh Mộc và 3 ngôi sao gần nhất đều bằng khoảng 2 phút trong khi đó khoảng cách giữa ngôi sao ngoài cùng và ngôi sao kế nó là 4 phút. Tất cả đều rất sáng nhưng không ngôi sao nào lấp lánh như các ngày trước đây và sau này. Nhưng vào giờ thứ bảy, chỉ có 3 ngôi sao xuất hiện bên cạnh hành tinh Mộc như sau (hình 19):
Hình 19: Quan sát vào giờ thứ bảy đêm 15 tháng 1
Tất cả đều nằm trên một đường thẳng hoàn hảo như một sợi tóc, ngôi sao gần hành tinh Mộc nhất rất nhỏ và cáh hành tinh 3 phút, ngôi sao thứ 2 cách ngôi sao thứ nhất 1 phút và ngôi sao thứ ba cách ngôi sao thứ hai 4 phút 30 giây. Nhưng sau 1 giờ, hai ngôi sao ở giữa xích lại gần nhau và cách xa nhau 30 giây hoặc ít hơn.
Đêm 16, vào giờ đầu tiên của đêm, tôi thấy 3 ngôi sao sắp xếp theo thứ tự sau (hình 20):
Hình 20: Quan sát đêm 16 tháng 1
Hành tinh Mộc nằm giữa hai ngôi sao với khoảng cách khoảng 40 phút ở mỗi bên và ngôi sao thứ ba nằm cách hành tinh Mộc 8 phút về hướng tây. Hai ngôi sao nằm gần hành tinh Mộc sáng hơn ngôi sao ở xa nhưng có kích thước không lớn hơn.
Đêm 17, sao khi Mặt Trời lặn 30 phút, trật tự các ngôi sao như sau (hình 21):
Hình 21: Quan sát vào giờ thứ nhất đêm 17 tháng 1
Chỉ có một ngôi sao nằm về phía đông cách hành tinh khoảng 3 phút và một ngôi sao ở phía tây cách hành tinh 11 phút. Ngôi sao ở hướng đông lớn hơn ngôi sao ở phía tây 2 lần. Không có ngôi sao nào khác ngoại trừ 2 ngôi sao này. Nhưng 4 giờ sau đó tức là vào khoảng giờ thứ năm, một ngôi sao thứ ba bắt đầu hiện ra ở phía đông mà tôi nghĩ trước đó có lẽ nó đã nhập với ngôi sao thứ nhất. Vị trí của chúng như sau (hình 22):
Hình 22: Quan sát vào giờ thứ năm đêm 17 tháng 1
Ngôi sao ở giữa nằm rất gần với ngôi sao ở rìa đông, chỉ cách nó 20 giây và hơi chếch về hướng Nam một ít so với đường thẳng nối liền hai ngôi sao ngoài rìa và hành tinh Mộc.
Đêm 18, 20 phút sao khi Mặt Trời lặn, các ngôi sao nằm theo vị trí sau (hình 23):
Hình 23: Quan sát vào đêm 18 tháng 1
Ngôi sao nằm ở phía tây to hơn ngôi sao nằm ở phía đông và cách hành tinh Mộc 8 phút trong khi ngôi sao ở phía tây cách hành tinh 10 phút.
Đêm 19, vào giờ thứ hai của đêm thứ tự của các ngôi sao như sau (hình 24):
Hình 24: Quan sát vào giờ thứ hai đêm 19 tháng 1
3 ngôi sao n ằm chính xác trên một đường thẳng với hành tinh Mộc, khoảng cách giữa hành tinh và ngôi sao ở phía đông là 6 phút, với ngôi sao gần nhất về phía tây là 5 phút và ngôi sao này cách ngôi sao ngoài rìa 4 phút. Vào thời điểm này tôi tự hỏi không biết có một ngôi sao nào nằm giữa ngôi sao ở phía đông và hành tinh Mộc và nằm quá gần với hành tinh nên nhập lại với hành tinh rồi hay không? Và vào giờ thứ năm, tôi đã nhìn thấy ngôi sao này tách biệt với hành tinh và nằm chính xác ở giữa hành tinh và ngôi sao ở rìa đông như hình vẽ sau (hình 25):
Hình 25: Quan sát vào giờ thứ năm đêm 19 tháng 1
Hơn thế nữa, ngôi sao vừa mới xuất hiện rất nhỏ và gần bằng với 2 ngôi sao kia vào giờ thứ sáu.
Ngày 20, vào lúc 1 giờ 15 phút, vị trí của các ngôi sao như sau:
Hình 26: Quan sát vào giờ thứ nhất đêm 20 tháng 1
3 ngôi sao hiện ra rất nhỏ đến nỗi khó có thể phân biệt được, khoảng cách giữa chúng với nhau và với hành tinh Mộc không qua 1 phút. Tôi cũng hơi băn khoăn không viết là ở hướng tây có 2 hay là 3 ngôi sao. Vào giờ thứ sáu, chúng sắp xếp lại như sau:
Hình 27: Quan sát vào giờ thứ sáu đêm 20 tháng 1
Khoảng cách giữa ngôi sao ở phía đông với hành tinh là 2 phút, tăng lên gấp đôi so với trước trong khi đó ngôi sao ở gần hành tinh về phía tây cách hành tinh 40 giây và ngôi sao ngoài rìa cách ngối sao này 20 giây. Cuối cùng, vào giờ thứ bảy, 3 ngôi sao hiện ra bên phía tây như trong hình sau (hình 28):
Hình 28: Quan sát vào giờ thứ bảy đêm 20 tháng 1
Ngôi sao n ằm g ần hành tinh Mộc nhất cách hành tinh 20 giây nhưng khoảng cách giữa ngôi sao này và ngôi sao ngoài rìa tây là 40 giây. Ở giữa hai ngôi sao này có một ngôi sao khác thấp xuống phía nam một ít và cách xa ngôi sao ngoài cùng không hơn 10 giây.
Đêm 21, vào lúc nữa giờ, có 3 ngôi sao nằm ở hướng đông của hành tinh Mộc và cách nhau một khoảng cách bằng nhau. Các ngôi sao sắp xếp như trong hình vẽ sau (hình 29):
Hình 29: Quan sát đêm 21 tháng 1
Khoảng cách giữa chúng ước chừng khoảng 50 giây. Một ngôi sao khác nằm ở hướng tây cách hành tinh Mộc 4 phút. Ngôi sao nằm gần hành tinh Mộc nhất ở hướng đông là ngôi sao nhỏ nhất.
Ngày 22, vào giờ thứ hai, cấu hình của các ngôi sao như sau (hình 30):
Hình 30: Quan sát vào giờ thứ 2 đêm 22 tháng 1
Ngôi sao nằm ở phía đông cách hành tinh 5 phút và ngôi sao ngoài cùng ở hướng tây cách hành tinh 7 phút. Hai ngôi sao ở giữa bên phía tây cách xa nhau 40 giây trong khi ngôi sao bên trong cách hành tinh 1 phút. Các ngôi sao ở trong nhỏ hơn các ngôi sao ở ngoài. Tất cả đều nằm trên một đường thẳng dọc theo đường hoàng đạo trừ ngôi sao ở giữa bên phía tây là nằm dịch xuống phía nam một ít. Vào giờ thứ 6 của đêm, tất cả các ngôi sao hiện ra như sau (hình 31):
Hình 31: Quan sát vào giờ thứ 6 đêm 22 tháng 1
Ngôi sao nằm về phía đông rất nhỏ, vẫn cách hành tinh Mộc 5 phút như trước nhưng 3 ngôi sao ở phía tây đã dịch chuyển tới một vị trí mà khoảng cách giữa chúng là bằng nhau và bằng 1 phút 20 giây. Ngôi sao nằm gần hành tinh nhất nhỏ hơn 2 ngôi sao ở cùng phía, nhưng tất cả đều nằm chính xác trên một đường thẳng.
Ngày 23, vào lúc 40 phút sau khi Mặt Trời lặn, thứ tự của các ngôi sao như sau (hình 32):
Hình 32: Quan sát vào giờ thứ nhất đêm 23 tháng 1
3 ngôi sao làm thành một đường thẳng cùng với hành tinh Mộc dọc theo đường hoàng đạo như lệ thường. Hai nằm ở phía đông, một nằm ở phía tây của hành tinh. Ngôi sao nằm xa nhất về phía đông cách ngôi sao kế nó 7 phút, và ngôi sao này lại cách hành tinh Mộc 2 phút 40 giây. Hành tinh Mộc cách ngôi sao nằm ở phía tây 3 phút 20 giây. Tất cả các ngôi sao này gần như có cùng kích thước. Nhưng vào giờ thứ năm, hai ngôi sao nằm gần hành tinh Mộc không còn nhìn thấy được nữa, như tôi đã nói chúng đã bị che khuất sau hành tinh Mộc với cấu hình như sau (hình 33):
Hình 33: Quan sát vào giờ thứ năm đêm 23 tháng 1
Đêm 24, cả 3 ngôi sao đều nằm về phía đông, rất rõ và gần như nhưng không hẳn là nằm trên một đường thẳng cùng với hành tinh Mộc bởi vì ngôi sao ở giữa lùi thấp xuống phía Nam một ít (hình 34).
Hình 34: Quan sát giờ đầu tiên đêm 24 tháng 1
Ngôi sao nằm gần hành tinh Mộc nhất cách hành tinh 2 phút, ngôi sao kế tiếp cách nó 30 giây và ngôi sao xa nhất cách hành tinh Mộc tới 9 phút. Tất cả đều rất sáng. Nhưng vào giờ thứ sáu, chỉ có 2 ngôi sao hiện ra, nằm chính xác trên cùng đường thẳng v ới hành tinh Mộc. Khoảng cách từ hành tinh Mộc đến ngôi so gần nhất là 3 phút và ngôi sao kế tiếp cách nó 2 độ. Nếu tôi không lầm thì 2 ngôi sao ở giữa trong hình trước đã che lấp lẫn nhau và hiện ra như một (hình 35).
Hình 35: Quan sát vào giờ thứ sáu đêm 24 tháng 1
Ngày 25, lúc 1 giờ 40 phút, các ngôi sao sắp xếp như sau (hình 36). Chỉ có hai ngôi sao khá lớn nằm ở phía đông, ngôi sao ngoài cùng cách ngôi sao chính giữa 5 phút và ngôi sao chính giữa cách hành tinh Mộc 6 phút.
Hình 36: Quan sát vào đêm 25 tháng 1
Đêm 26, vào lúc 0 giờ 40 phút, vị trí tương đối của các ngôi sao như sau (hình 37):
Hình 37: Quan sát vào giờ thứ nhất đêm 26 tháng 1
3 ngôi sao nhìn thấy được, trong đó 2 nằm ở phía đông và ngôi sao thứ ba nằm nằm cách hành tinh Mộc 3 phút về phía tây. Ở phía đông, ngôi sao ở giữa cách hành tinh 5 phút 20 giây và ngôi sao ngoài cùng cách hành tinh hơn 6 phút. Tất cả đều có kích thước tương đương với nhau và cùng nằm trên một đường thẳng. Vào giờ thứ 5, thứ tự gần như như cũ, chỉ khác là ngôi sao thứ tư bắt đầu hiện ra về phía đông của hành tinh Mộc. Ngôi sao này nhỏ hơn tất cả các ngôi sao khác và cách hành tinh Mộc 30 giây nhưng nó lại nhô lên hướng bắc một ít như hình vẽ sau đây (hình 38).
Hình 38: Quan sát vào giờ thứ năm đêm 26 tháng 1
Đêm 27, một giờ sau khi mặt trời lặn, chỉ có duy nhất 1 ngôi sao rất nhỏ hiện ra cách hành tinh Mộc 7 phút về phía đông như trong hình vẽ sau(hình 39):
Hình 39: Quan sát đêm 27 tháng 1
Đêm 28 và 29, bởi vì mây kéo tới nên tôi không thể thực hiện được quan sát nào cả.
Đêm 30, vào giờ đầu tiên các ngôi sao hiện ra và sắp xếp như sau (hình 40):
Hình 40: Quan sát đêm 30 tháng 1
Chỉ có một ngôi sao nằm cách hành tinh Mộc 2 phút 30 giây về hướng đông, hai ngôi sao nằm ở hướng tây trong đó ngôi sao gần hành tinh Mộc nhất cách hành tinh 3 phút và cách ngôi sao kế tiếp 1 phút. Hai ngôi sao ngoài rìa và hành tinh Mộc tạo thành một đường thẳng nhưng ngôi sao ở giữa thì nhô lên phía bắc một ít. Ngôi sao nằm ở tận ngoài cùng hướng tây nhỏ hơn các ngôi sao còn lại.
Vào giờ thứ hai ngày cuối cùng của tháng, 2 ngôi sao ở hướng đông và 1 ở hướng tây hiện ra (hình 41).
Hình 41: Quan sát vào giờ thứ hai đêm 31 tháng 1
Bên phía đông, khoảng cách giữa ngôi sao ở giữa với hành tinh Mộc 2 phút 20 giây và với ngôi sao ở ngoài cùng là 30 giây. Còn ngôi sao ở hướng tây cách hành tinh Mộc 10 phút. Tất cả đều gần như nằm trên một đường thẳng nếu ngôi sao nằm gần hành tinh Mộc bên phía đông không chệch lên phía bắc. Vào giờ thứ tư, hai ngôi sao ở bên phía đông vẫn nằm gần nhau và chỉ cách nhau 20 giây. Ngôi sao ở phía tây có vẻ hơi nhỏ hơn trong hai hình vẽ này (hình 42).
Hình 42: Quan sát vào giờ thứ tư đêm 31 tháng 1
Đêm mùng 1 tháng 2, vào giờ thứ hai, các ngôi sao sắp xếp như sau (hình 43):
Hình 43: Quan sát vào giờ đêm mùng 1 tháng 2
Ngôi sao nằm xa nhất về phía đông cách hành tinh Mộc 6 phút và ngôi sao nằm ở phía tây cách 8 phút. Bên phía đông có một ngôi sao nhỏ hơn rất nhiều cách hành tinh Mộc 20 giây. Cả 4 tinh cầu tạo thành một đường thẳng hoàn hảo.
Đêm mùng 2, trật tự của các ngôi sao được nhìn thấy như sau (hình 44):
Hình 44: Quan sát vào giờ đầu tiên đêm mùng 2 tháng 2
Bên phía đông chỉ có một ngôi sao nằm về phía đông cách hành tinh Mộc 6 phút. Còn bên phía tây ngôi sao nằm trong cách hành tinh Mộc 4 phút và ngôi sao ở ngoài rìa cách ngôi sao bên trong 8 phút. Tất cả gần như có cùng độ sáng và nằm trên một đường thẳng cùng với hành tinh Mộc. Nhưng vào giờ thứ bảy, có tất cả 4 ngôi sao hiện ra với 2 ngôi sao ở mỗi bên của hành tinh Mộc (hình 45).
Hình 45: Quan sát vào giờ thứ bảy đêm mùng 2 tháng 2
Trong các ngôi sao này, ngôi sao nằm xa nhất về hướng đông cách ngôi sao kế tiếp 4 phút, ngôi sao này lại cách hành tinh Mộc 1 phút 40 giây. Hành tinh Mộc lại cách ngôi sao gần nhất về hướng tây 6 phút và ngôi sao ngoài cùng ở hướng tây cách ngôi sao bên trong 8 phút. Tất cả đều nằm trên một đường thẳng dọc theo đường hoàng đạo.
Đêm mùng 3, vào giờ thứ 7, các ngôi sao sắp xếp như sau (hình 46):
Hình 46: Quan sát đêm mùng 3 tháng 2
Ngôi sao nằm ở phía đông cách hành tinh Mộc 1 phút 30 giây, ngôi sao gần nhất ở phía tây cách 2 phút và ngôi sao này cách ngôi sao ngoài rìa cùng của của phía tây một khoảng cách rất xa là 10 phút. Tất cả đều có cùng kích thước và nằm trên cùng một đường thẳng.
Đêm mùng 4, vào lúc 2 giờ, 4 ngôi sao xếp cạnh hành tinh Mộc, 2 ở bên phía đông, 2 bên phía tây như trong hình sau (hình 47):
Hình 47: Quan sát vào giờ thứ hai đêm mùng 4 tháng 2
Ngôi sao nằm ngoài cùng ở phía đông cách ngôi sao bên trong 3 phút và ngôi sao bên trong này cách hành tinh Mộc chỉ 40 giây. Hành tinh Mộc cách ngôi sao gần nhất về hướng tây 4 phút và ngôi sao này tạo nên một khoảng cách 6 phút đến ngôi sao ngoài cùng. Về kích thước, cả 4 đều gần bằng nhau, ngôi sao gần hành tinh Mộc nhất có vẻ nhỏ nhất. Nhưng vào giờ thứ bảy, các ngôi sao ở phía đông chỉ cách xa nhau 30 giây và ngôi sao ở trong cách hành tinh Mộc 2 phút. Còn ngôi sao ở phía trong về hướng tây thì cách hành tinh 4 phút và cách với ngôi sao ở ngoài rìa 3 phút. Tất cả đều có cùng kích thước và nằm trên một đường thẳng theo hướng của đường hoàng đạo (hình 48).
Hình 48: Quan sát vào giờ thứ bảy đêm mùng 4 tháng 2
Đêm mùng 5, trời có nhiều mây.
Đêm mùng 6, chỉ có 2 ngôi sao hiện ra hai bên của hành tinh Mộc và cách hành tinh Mộc 2 phút về phía đông, 3 phút về phía tây. Cả 2 đều có cùng kích thước và tạo nên một đường thẳng cùng với hành tinh Mộc (hình 49).
Hình 49: Quan sát đêm mùng 6 tháng 2
Đêm mùng 7, cả hai ngôi sao nằm về phía đông của hành tinh Mộc với khoảng cách giữa chúng và hành tinh Mộc bằng nhau và bằng 1 phút. Cả hai có thể tạo ra một đường thẳng đi ngang qua tâm của hành tinh Mộc (hình 50).
Hình 50: Quan sát đêm mùng 7 tháng 2
Đêm mùng 8, lúc một giờ, cả 3 ngôi sao đều hiện diện bên phía đông của hành tinh Mộc như trong hình sau (hình 51):
Hình 51: Quan sát đêm mùng 8 tháng 2
Ngôi sao nằm gần hành tinh Mộc nhất khá nhỏ, cách hành tinh Mộc 1 phút 20 giây. Ngôi sao ở giữa khá lớn cách ngôi sao này 4 phút và ngôi sao ngoài cùng phía đông rất nhỏ cách ngôi sao ở giữa chỉ 20 giây. Tôi không biết là có một hay hai ngôi sao gần hành tinh Mộc bởi vì thỉnh thoảng dường như có một ngôi sao cực nhỏ tồn tại cách hành tinh Mộc chỉ 10 giây về hướng đông. Tất cả đều nằm trên một đường thẳng nằm dọc theo đường hoàng đạo. Vào giờ thứ ba, ngôi sao gần hành tinh Mộc nhất gần đụng vào hành tinh bởi vì nó chỉ cách hành tinh có 10 giây nhưng hai ngôi sao kia thì lại chạy cách xa hành tinh hơn. Ngôi sao ở giữa lúc này cách hành tinh Mộc 6 phút. Và cuối cùng, vào giờ thứ tư, ngôi sao gần hành tinh Mộc nhất nhập với hành tinh Mộc và biến mất.
Đêm mùng 9, vào lúc 30 phút, có hai ngôi sao nằm ở phía đông và một nằm ở phía tây của hành tinh Mộc như trong hình vẽ (hình 52). Ngôi sao nằm cách xa hành tinh nhất về phía đông khá nhỏ, cách ngôi sao kế tiếp 4 phút. Ngôi sao ở giữa lớn hơn và cách hành tinh Mộc 7 phút. Ngôi sao ở phía tây là ngôi sao nhỏ nhất và cách hành tinh Mộc 4 phút.
Hình 52: Quan sát đêm mùng 9 tháng 2
Đêm mùng 10, vào lúc 1 giờ 30 phút, một cặp ngôi sao rất nhỏ hiện ra ở phía đông của hành tinh như hình vẽ sau (hình 53):
Hình 53: Quan sát đêm mùng 10 tháng 2
Ngôi sao xa nhất cách hành tinh Mộc 10 phút, ngôi sao gần hơn cách 20 giây và cả hai cùng nằm trên một đường thẳng cùng với hành tinh Mộc. Nhưng vào giờ thứ tư, ngôi sao gần hành tinh Mộc không còn nữa, ngôi sao kia cũng tắt dần và khó có thể nhìn thấy được mặc dù bầu trời rất trong và rõ. Ngôi sao ở xa càng lùi ra xa hành tinh Mộc hơn, khoảng cách lúc này đã là 12 phút.
Đêm 11, vào giờ thứ nhất, có hai ngôi sao nằm ở hướng đồn và một nằm ở hướng đông (hình 54):
Hình 54: Quan sát vào giờ thứ nhất đêm 11 tháng 2
Ngôi sao ở hướng tây cách hành tinh Mộc 4 phút. Ngôi sao ở hướng đông nằm gần hành tinh cũng cách hành tinh 4 phút nhưng ngôi sao ở rìa đông cách ngôi sao này tới 8 phút. Tất cả đều nằm trên một đường thẳng và khá dễ quan sát. Nhưng vào giờ thứ ba, ngôi sao thứ tư hiện ra ở phía đông sát với hành tinh Mộc, có kích thước nhỏ hơn các ngôi sao khác, nằm cách xa hành tinh 30 giây và hơi chếch lên phía bắc so với đường thẳng đi qua hành tinh và các ngôi sao còn lại (hình 55).
Hình 55: Quan sát vào giờ thứ ba đêm 11 tháng 2
Tất cả đều rất sáng và cực kỳ dễ phân biệt nhưng vào lúc 5 giờ 30 phút, ngôi sao gần hành tinh Mộc nhất đã dời ra xa hành tinh và nằm ở chính giữa hành tinh Mộc và ngôi sao cạnh nó về phía đông. Tất cả đều có cùng kích thước, cùng nằm trên một đường thẳng như trong hình vẽ dưới đây (hình 56).
Hình 56: Quan sát vào 5 giờ 30 phút đêm 11 tháng 2
Đêm 12, lúc 0 giờ 40 phút, hai cặp ngôi sao nằm về hai hướng đông tây của hành tinh như hình vẽ (hình 57):
Hình 57: Quan sát đêm 12 tháng 2
Ngôi sao nằm khá tách biệt ở rìa đông cách hành tinh Mộc 10 phút, và ngôi sao nằm ở rìa tây cách 8 phút. Cả 2 đều khá rõ rệt. Hai ngôi sao nằm gần với hành tinh Mộc rất nhỏ, đặc biệt là ngôi sao ở phía đông cách hành tinh Mộc 40 giây. Còn ngôi sao nhỏ ở phía tây cách hành tinh Mộc 1 phút. Nhưng vào giờ thứ tư, hành tinh nằm gần sao mộc nhất không còn nhìn thấy được nữa.
Đêm 13, lúc 0 giờ 30 phút, hai ngôi sao hiện ra ở phía đông và 2 hiện ra ở phía tây (hình 58).
Hình 58: Quan sát đêm 13 tháng 2
Ngôi sao ở gần hành tinh về hướng đông khá rõ và cách hành tinh 2 phút. Hành tinh nằm xa hơn về phía tây mờ hơn và cách ngôi sao kia 4 phút. Về phần các ngôi sao ở phía tây, ngôi sao nằm cách xa hành tinh rất sáng và rõ cách hành tinh 4 phút. Ở giữa ngôi sao này và hành tinh Mộc, một ngôi sao nhỏ hơn chen vào giữa, nằm gần về ngôi sao ở rìa tây và cách ngôi xa này không hơn 30 giây. Tất cả đều nằm trên một đường thẳng dọc theo đường hoàng đạo.
Ngày 15,(ngày 14 quan sát không thực hiện được vì trời có mây), vào giờ đầu tiên, vị trí của các ngôi sao như sau (hình 59):
Hình 59: Quan sát vào giờ đầu tiên đêm 15 tháng 2
Cả 3 ngôi sao nằm ở phía đông nhưng không có ngôi sao nào nhìn thấy được ở hướng tây cả. Ngôi sao nằm gần hành tinh Mộc nhất về hướng đông cách hành tinh 50 giây, ngôi sao tiếp theo cách ngôi sao ngôi sao này 20 giây và ngôi sao ngoài cùng cách ngôi sao ở giữa 2 phút. Ngôi sao ngoài cùng là to nhất trong khi hai ngôi sao ở trong rất nhỏ. Vào giờ thứ 5, chỉ có 1 ngôi sao ở gần hành tinh Mộc là nhìn thấy được và cách hành tinh 30 giây. Khoảng cách giữa ngôi sao nằm ngoài rìa đông và hành tinh Mộc đã tăng lên 4 phút (hình 60).
Hình 60: Quan sát vào giờ thứ năm đêm 15 tháng 2
Nhưng vào giờ thứ sáu, bên cạnh 2 ngôi sao mô tả ở trên bên phía đông, một ngôi sao khác rất nhỏ ở hướng tây xuất hiện và cách hành tinh Mộc 2 phút (hình 61).
Hình 61: Quan sát vào giờ thứ sáu đêm 15 tháng 2
Đêm 16, giờ thứ sáu, vị trí các ngôi sao như trong hình vẽ sau (hình 61). Ngôi sao nằm ở phía đông cách hành tinh Mộc 7 phút, hành tinh Mộc cách ngôi sao gần nhất về phía tây 5 phút và ngôi sao này cách ngôi sao ngoài rìa tây 3 phút. Tất cả đều gần như có cùng kích thước, khá sáng và nằm trên cùng một đường thẳng chính xác dọc theo đường hoàng đạo.
Hình 62: Quan sát đêm 16 tháng 2
Ngày 17, vào giờ thứ nhất, hai ngôi sao nhìn thấy được, một ở hướng đông cách hành tinh Mộc 3 phút, một ở hướng tây cách 10 phút và nhỏ hơn ngôi sao kia một ít (hình 63).
Hình 63: Quan sát vào giờ thứ nhất đêm 17 tháng 2
Vào giờ thứ sáu, ngôi sao ở hướng đông tiến lại gần hành tinh Mộc, chỉ còn cách xa 50 giây trong khi ngôi sao ở hướng tây lùi ra xa h ơn và cách 12 phút. Ở cả hai trường hợp, cả hai ngôi sao đều nằm trên một đường thẳng cùng với hành tinh Mộc và có kích thước khá nhỏ, dặc biệt là ngôi sao ở hướng đông trong quan sát thứ hai.
Ngày 18, giờ thứ nhất, 3 ngôi sao hiện ra trong đó 2 nằm ở hướng tây và 1 nằm ở hướng đông. Ngôi sao ở hướng đông cách hành tinh Mộc 3 phút, ngôi sao gần hơn ở hướng tây cách 2 phút, ngôi sao còn lại nằm xa hơn về phía tây cách ngôi sao ở giữa 8 phút (hình 64).
Hình 64: Quan sát vào giờ thứ nhất đêm 18 tháng 2
Tất cả đều có cùng kích thước và nằm trên một đường thẳng. Nhưng vào giờ thứ hai, hai ngôi sao nằm gần hành tinh Mộc nhất có khoảng cách đến hành tinh Mộc bằng nhau vì lúc này khoảng cách giữa ngôi sao gần ở phía đông với hành tinh Mộc cũng là 3 phút. Vào giờ thứ sáu, một ngôi sao thứ tư xuất hiện và tạo nên cấu hình sau (hình 65):
Hình 65: Quan sát vào giờ thứ sáu đêm 18 tháng 2
Ngôi sao ở ngoài rìa đông cách ngôi sao bên cạnh 3 phút, và ngôi sao này lại cách hành tinh Mộc 1 phút 50 giây, trong khi đó hành tinh Mộc lại cách ngôi sao gần nó về hướng tây 3 phút và ngôi sao nay cách ngôi sao ngoài cùng tới 7 phút. Cả 4 ngôi sao này có kích thước gần bằng nhau, chỉ có ngôi sao ở bên trong về phía đông là nhỏ hơn một tí. Tất cả cùng nằm trên một đường thẳng song song với đường hoàng đạo.
Đêm 19, 0 giờ 40 phút, chỉ có 2 ngôi sao hiện ra nằm về phía tây của hành tinh Mộc, khá lớn và nằm chính xác trên một đường thẳng với hành tinh Mộc song song với đường hoàng đạo. Ngôi sao gần nhất cách hành tinh Mộc 7 phút và cách ngôi sao ngoài cùng 6 phút (hình 66).
Hình 66: Quan sát đêm 19 tháng 2
Đêm 20, bầu trời có mây.
Đêm 21, lúc 1 giờ 30 phút, 3 ngôi sao khá nhỏ nhìn thấy được sắp xếp như sau (hình 67). Ngôi sao ở phía đông cách hành tinh Mộc 2 phút, hành tinh Mộc cách ngôi sao kế tiếp 3 phút về phía tây và ngôi sao này lại cách ngôi sao ngoài cùng 7 phút. Tất cả đều nằm trên cùng một đường thẳng song song với đường hoàng đạo.
Hình 67: Quan sát đêm 21 tháng 2
Đêm 25, lúc 1 giờ 30 phút (3 đêm trước bầu trời bị mây che phủ), 3 ngôi sao xuất hiện, 2 ở phía đông cách nhau 4 phút và ngôi sao gần nhất cũng cách hành tinh Mộc 4 phút. Có một ngôi sao ở phía tây cách hành tinh 2 phút. Tất cả đều nằm trên cùng một đường thẳng song song với đường hoàng đạo.
Hình 68: Quan sát đêm 25 tháng 2
Đêm 26, lúc 0 giờ 30 phút, chỉ có một cặp ngôi sao, một nằm ở hướng đông và một ở hướng tây cách hành tinh Mộc lần lượt là 10 và 6 phút (hình 69). Ngôi sao ở hướng đông nhỏ hơn ngôi sao ở hướng tây một tí.
Hình 69: Quan sát vào 0 giờ 30 phút đêm 26 tháng 2
Vào giờ thứ năm, 3 ngôi sao hiện ra, vì bên cạnh 2 ngôi sao đã nói ở trên, một ngôi sao thứ ba rất nhỏ xuất hiện ở hướng tây chỉ cách hành tinh Mộc 1 phút mà trước đó đã bị hành tinh che khuất (hình 70).
Hình 70: Quan sát vào giờ thứ năm đêm 26 tháng 2
Nhưng ngôi sao ở phía đông có vẻ như lùi xa hơn trước, lúc này cách hành tinh Mộc là 22 phút. Trong đêm này, lần đầu tiên, tôi quy ết định quan sát chuyển động của hành tinh Mộc và các hành tinh kế cận nó dọc theo đường hoàng đạo lấy mốc từ các ngôi sao cố định. Có một ngôi sao cố định nằm trong tầm nhìn ở phía đông hành tinh Mộc và cách ngôi sao nằm về phía đông 11 phút, chếch xuống phía Nam như trong hình sau (hình 71).
Hình 71: Quan sát vào giờ thứ năm đêm 26 tháng 2
Đêm 27, vào 1 giờ 40 phút, các ngôi sao có thứ tự sau. Ngôi sao nằm xa nhất về phía đông cách hành tinh Mộc 10 phút, ngôi sao kế tiếp nằm rất sát hành tinh, chỉ cách hành tinh 30 giây. Ngôi sao tiếp theo nằm bên phía tây cách hành tinh Mộc 2 phút 30 giây và ngôi sao ở ngoài rìa cách ngôi sao này 1 phút. Hai ngôi sao gần hành tinh Mộc nhất rất nhỏ, đặc biệt là ngôi sao ở hướng đông nhưng hai ngôi sao ở cách xa thì lại rất sáng, đặc biệt là ngôi sao ở hướng tây. Cả 4 đều nằm trên đường thẳng đi ngang qua hành tinh Mộc. Chuyển động của các hành tinh này về phía đông có thể nhìn thấy được từ vị trí của ngôi sao cố định bởi vì hành tinh Mộc và các ngôi sao đi kèm tiến lại gần nó như trong hình vẽ kèm theo (hình 72). Vào giờ thứ năm, ngôi sao ở gần hành tinh Mộc nhất chỉ cách hành tinh Mộc 1 phút.
Hình 72: Quan sát vào đêm 27 tháng 2
Đêm 28, vào lúc 1 giờ, chỉ có 2 ngôi sao hiển thị, 1 nằm ở phía đông cách hành tinh Mộc 9 phút và 1 ở phía tây cách 2 phút. Cả hai đều rất sáng và cùng nằm trên đường thẳng đi qua hành tinh Mộc. Đường thẳng này cắt đường thẳng vuông góc tạo bởi ngôi sao cố định và ngôi sao ở phía đông hành tinh Mộc tại chính ngôi sao ở phía đông (hình 73).
Hình 73: Quan sát vào đêm 28 tháng 2
Lúc 5 giờ, một ngôi sao thứ ba xuất hiện cách hành tinh Mộc 2 phút về phía đông như trong hình sau (hình 74).
Hình 74: Quan sát vào giờ thứ năm đêm 28 tháng 2
Đêm 1 tháng 3, lúc 0 giờ 40 phút, cả 4 ngôi sao cùng nằm về phía đông của hành tinh Mộc, với ngôi sao gần nhất cách 2 phút,ngôi sao thứ hai cách ngôi sao thứ nhất 1 phút, ngôi sao thứ ba cách ngôi sao thứ hai 20 giây và sáng nhấtm ngôi sao thứ tư ngoài cùng cách ngôi sao thứ ba 4 phút và nhỏ hơn tất cả các ngôi sao khác. Tất cả gần như nằm trên một đường thẳng ngoại trừ ngôi sao thứ ba hơi nhô lên. Ngôi sao cố định cùng với hành tinh Mộc và ngôi sao ngoài cùng một tam giác đều như trong hình vẽ (hình 75).
Hình 75: Quan sát vào đêm mùng 1 tháng 3
Đêm mùng 2, lúc 0 giờ 40 phút, 3 ngôi sao hiện ra với 2 nằm ở hướng đông và 1 nằm ở hướng tây như minh họa. Ngôi sao nằm ngoài cùng ở phía đông cách hành tinh Mộc 7 phút, khoảng cách từ ngôi sao này đến ngôi sao kế tiếp là 30 giây và ngôi sao ở phía tây cách hành tinh Mộc 2 phút. Hai ngôi sao ở ngoài cùng sáng và lớn hơn ngôi sao nhỏ ở trong rất nhiều. Ngôi sao ở rìa đông dường như hơi nhô lên phía bắc, chệch ra khỏi đường thẳng đi qua hành tinh Mộc và các ngôi sao. Ngôi sao cố định nói trên bấy giờ cách ngôi sao ở hướng tây 8 phút và nằm trên đ ường vuông góc với đường thẳng cắt ngang qua các tinh cầu tại ngôi sao ở hướng tây như trong hình vẽ (hình 76).
Hình 76: Quan sát vào đêm mùng 2 tháng 3
Tôi thiết nghĩ phải công bố tới các nhà thiên văn việc xác định chuyển động của hành tinh Mộc và các hành tinh bên cạnh bằng vị trí của một ngôi sao cố định, để từ đó ai đó có thể hiểu được chuyển động của các hành tinh này cả trên kinh tuyến lẫn vĩ tuyến trùng lặp chính xác với chuyển động (của hành tinh Mộc) được lấy ra từ các bản biểu đồ.
Trên đây là những quan sát về 4 hành tinh Medicean mà tôi vừa khám phá ra lần đầu tiên và mặc dù những quan sát này chưa cho phép tôi tính toán được quỹ đạo nhưng cũng giúp tôi được phần nào trong việc công bố một vài quan điểm đáng chú ý.
Đầu tiên, bởi vì các hành tinh này thi thoảng ở trước, thi thoảng ở sau hành tinh Mộc với một khoảng cách bằng nhau, chúng xuất hiện quanh hành tinh này từ đông sang tây chỉ trong một giới hạn rất nhỏ, chúng di chuyển cùng với hành tinh Mộc cả ở chuyển động đi tới và chuyển động thụt lùi theo một phương thức giống nhau. Không thể nghi ngờ rằng chúng quay quanh hành tinh này và đồng thời cũng thực hiện một chu kỳ 12 tháng vòng quanh trung tâm của vũ trụ. Hơn thế nữa, chúng quay vòng quanh hành tinh Mộc với các quỹ đạo khác nhau với chứng cứ rõ ràng là tôi chưa bao giờ nhìn thấy chúng giao nhau ở vị trí cách xa hành tinh Mộc nhưng lại ở vị trí gần hành tinh, có khi hai, ba thậm chí là bốn hành tinh này nhập lại với nhau. Thêm vào đó, chúng ta cũng có thể nhìn thấy rằng ngôi sao có quỹ đạo nhỏ nhất chuyển động nhanh nhất bởi vì ngôi sao ở gần hành tinh Mộc nhất thường được thấy vào một ngày ở bên phía đông nhưng ngày hôm sau đã di chuyển qua phía tây và ngược lại. Sau khi xem xét khoảng thời gian hành tinh có quỹ đạo lớn nhất quay trở lại vị trí cũ, tôi đã xác định được chu kỳ của nó có lẽ là nửa tháng.
Bên cạnh đó, chúng ta cũng có một bằng chứng tuyệt vời để gạt đi những đắn đo của những ai mặc dù chấp nhận sự chuyển động của các hành tinh vòng quanh Mặt Trời của hệ thống Copernicus nhưng lại bối rối vô độ bởi sự chuyển động của Mặt Trăng vòng quanh trái đất và cùng với trái đất quay quanh Mặt Trời theo chu kỳ 12 tháng. Một số người còn cho rằng hệ thống vũ trụ này phải bị gạt đi vì không thích hợp. Nhưng bây giờ, ta không chỉ có mỗi một Mặt Trăng quay quanh trái đất đồng thời cùng với trái đất chuyển động theo một quỹ đạo khổng lồ vòng quanh Mặt Trời mà ta còn chứng kiến 4 ngôi sao quay quanh hành tinh Mộc như Mặt Trăng quay quanh trái đất đồng thời cả hệ thống cùng di chuyển trong một quỹ đạo lớn vòng quanh Mặt Trời với chu kỳ 12 tháng.
Cuối cùng, tôi không thể bỏ qua việc xem xét nguyên nhân tại sao kích thước của các ngôi sao Medicean thỉnh thoảng lại tăng lên hơn gấp mặc dù quỹ đạo vòng quanh hành tinh Mộc là rất nhỏ. Chắc chắn là chúng ta không thể tìm ra được giải thích từ màn sương mù của bầu khí quyển trái đất bởi vì kích thước các ngôi sao này to lên hay nhỏ xuống nhưng kích thước của hành tinh Mộc và các ngôi sao cố định xung quanh không thay đổi. Giải thích khác cho sự thay đổi kích thước này là vì chúng tiến về hoặc lùi ra xa trái đất tại cận điểm và cực điểm trên quỹ đạo. Giải thích này cũng không thể chấp nhận được bởi vì nếu quỹ đạo này là một hình tròn thì hiện tượng này không thể xảy ra, nếu quỹ đạo là hình elíp (trong trường hơp này gần như là thẳng đứng) cũng không chấp nhận được và cũng không thống nhất với các hiện tượng quan sát. Nhưng tôi cũng mạnh dạn nêu lên ý kiến của tôi trong vấn đề này và trông chờ đánh giá, phản biện của các triết gia chân chính.
Chúng ta cũng đã biết chắc chắn rằng sương mù trong khí quyển xen vào tầm mắt của ta sẽ làm cho ta có cảm giác Mặt Trăng và Mặt Trời có kích thước lớn hơn trong khi sao cố định và hành tinh thì nhỏ hơn kích thước thật. Vì vậy hai vật sáng khổng lồ hiện ra rất lớn ở gần đường chân trời trong khi sao cố định và hành tinh rất nhỏ và thường cũng không nhìn thấy được. Các ngôi sao rất khó nhìn thấy được trong ánh sáng ban ngày hay cả lúc tr ời cho ạng v ạng nh ưng m ặt tr ăng thì không nh ư tôi đã nói. Thêm vào đó, không ch ỉ trái đất mà Mặt Trăng cũng có bầu khí quyển bao bọc xung quanh, điều này sẽ được tôi mô tả kĩ hơn trong tập sách Hệ th ống sắp tới. Điều này cũng có thể được áp dụng chính xác cho các hành tinh. Vì vậy, không hoàn toàn vô lý nếu ta cho rằng xung quanh hành tinh Mộc tồn tại một vỏ bọc dày đặc hơn ête mà các hành tinh Medice quay chuyển động vòng quanh nó như Mặt Trăng quay quanh tinh cầu của các nguyên tố cơ bản.11 Do sự can thiệp của bầu khí quyển này mà chúng hiện ra nhỏ hơn khi tại cực điểm nhưng khi ở cận điểm, do sự vắng mặt của bầu khí quyển chúng hiện ra lớn hơn.
Do thời gian không cho phép, xin bạn đọc vui lòng chờ đợi các công bố mới về chủ đề này trong thời gian tới.
(Hết)
Người dịch: TS. Nguyễn Lương Quang (CITA - Canada)