Hành tinh nhỏ nhất trong Hệ Mặt Trời của chúng ta và cũng gần Mặt Trời nhất, Sao Thủy chỉ lớn hơn một chút so với Mặt Trăng. Từ bề mặt của Sao Thủy, Mặt Trời sẽ xuất hiện lớn gấp ba lần so với khi nhìn từ Trái Đất, và sáng hơn gấp 11 lần.

Sao Thủy - Ảnh: NASA Solar System Exploration

Mặc dù rất gần với Mặt Trời, nhưng Sao Thuỷ không phải là hành tinh nóng nhất - hành tinh đạt danh hiệu này là Sao Kim (nhờ hiệu ứng nhà kính) - nhưng Sao Thuỷ quay quanh Mặt Trời nhanh nhất, hết 88 ngày Trái đất. Chúng ta cùng tìm hiểu về hành tinh này nhé.

10 Điều Cần Biết Về Sao Thuỷ 

1. NHỎ NHẤT

Sao Thuỷ là hành tinh nhỏ nhất trong Hệ Mặt Trời của chúng ta — chỉ lớn hơn Mặt Trăng một chút.

2. HÀNH TINH TRONG CÙNG

Nó là hành tinh gần Mặt Trời nhất ở khoảng cách khoảng 58 triệu km (0,39 AU - đơn vị thiên văn)

3. NGÀY DÀI, NĂM NGẮN

Một ngày trên Sao Thuỷ dài bằng 59 ngày Trái Đất. Một chu kỳ ngày đêm trên Sao Thuỷ dài bằng 175,97 ngày Trái Đất. Thủy Tinh quay một vòng quỹ đạo hoàn chỉnh quanh Mặt trời (một năm trên Thuỷ Tinh) chỉ trong 88 ngày Trái đất.

Sao Thuỷ đi qua Mặt Trời - Tháng 11 năm 2006 (Ảnh: NASA Solar System Exploration)

4. BỀ MẶT GỒ GHỀ

Sao Thủy là một hành tinh đá hay còn gọi là hành tinh đất. Sao Thủy có bề mặt rắn, có miệng hố thiên thạch, giống như Mặt Trăng.

5. KHÔNG THỂ THỞ

Bầu khí quyển mỏng của Sao Thủy, còn gọi là ngoại quyển (exosphere), bao gồm chủ yếu là oxy (O2), natri (Na), hydro (H2), helium (He) và kali (K). Các nguyên tử bị thổi bay ra khỏi bề mặt Sao Thuỷ bởi gió Mặt Trời và các va chạm của thiên thạch cỡ micromet tạo ra ngoại quyển của Sao Thủy.

6. KHÔNG MẶT TRĂNG

Sao Thuỷ không có mặt trăng tự nhiên nào.

7. KHÔNG VÀNH ĐAI

Không có vành đai nào quanh Sao Thuỷ.

8. KHÔNG PHẢI NƠI ĐỂ SỐNG

Không có bằng chứng cho sự sống đã được tìm thấy trên Sao Thủy. Nhiệt độ ban ngày có thể đạt tới 430 độ C (800 độ F) và giảm xuống -180 độ C (-290 độ F) vào ban đêm. Chắc chắn đó là nơi sự sống (như chúng ta biết) có thể tồn tại trên hành tinh này.

Tuy nhiên, theo các nghiên cứu gần đây nhất, các hố thiên thạch ở vùng cực của Thủy Tinh, nơi không bao giờ được chiếu sáng bởi Mặt Trời, có thể có băng vĩnh cửu.

9. MẶT TRỜI LỚN

Đứng trên bề mặt Sao Thủy hành tinh gần nhất với Mặt Trời, ngôi sao của chúng ta sẽ xuất hiện lớn hơn gấp ba lần so với trên Trái đất.

10. NHIỆM VỤ KHÁM PHÁ

Chỉ có hai nhiệm vụ đã đến thăm hành tinh đá này: Mariner 10 vào năm 1974-1975 và MESSENGER, đã bay qua Sao Thủy ba lần trước khi đi trở thành tàu vũ trụ đầu tiên vào quỹ đạo quanh Sao Thủy năm 2011. Trong tương lai gần, tàu không gian BepiColombo sẽ ghé Sao Thuỷ để tiếp tục giúp con người tìm hiểu hành tinh này.

(Có thể đọc thêm về BepiColombo: BepiColombo sứ mệnh đầu tiên của Châu Âu đến Sao Thủy)

Tham khảo

  1. NASA: NASA Team Studies Middle-aged Sun by Tracking Motion of Mercury
  2. NASA: Mercury - Overview