Simon Newcomb có một thời thiếu niên nghèo khó và không có điều kiện để học hành. Năm 18 tuổi, Newcomb được nhận vào làm công việc tính toán tại Văn phòng niên giám hàng hải (Nautical Almanac Office), Hoa Kỳ. Vừa làm vừa học, ông đã tốt nghiệp cử nhân đại học Harvard. Từ năm 1877 đến năm 1897, ông là giám đốc Văn phòng niên giám hàng hải. Ông cũng là giáo sư toán học, thiên văn học tại đại học Johns Hopkins. [2]


Ảnh: Simon Newcomb (12/03/1835 – 11/07/1909) [1].

Những đóng góp của Newcomb cho thiên văn học tập trung vào lĩnh vực cơ học thiên thể. Ông đã tập trung phân tích, đo đạc vị trí của các ngôi sao và hành tinh với mục đích tính toán thật chính xác chuyển động biểu kiến của Mặt Trời, Mặt Trăng, các hành tinh, các vệ tinh. Newcomb cũng tiến hành đo đạc chính xác vận tốc ánh sáng, sự dịch chuyển của thiên cực (hiện tượng tuế sai). Ông giữ vai trò chủ chốt trong việc soạn ra các cuốn niên giám, lịch thế kỷ. Newcomb cũng tham gia quá trình xây dựng các kính thiên văn quang học khổng lồ. [2]

Tên của ông được đặt cho một crater trên Mặt Trăng, một tiểu hành tinh (885 Newcombia)[3]

Tài liệu tham khảo:
[1]Today in Science History, 1999 - 2007. March 11 - BIRTHS, DEATHS, EVENTS, http://www.todayinsci.com/cgi-bin/indexpage.pl?http://www.todayinsci.com/3/3_10.htm
[3] JST, 2006-02-25. The Bruce Medalists, Simon Newcomb, http://www.phys-astro.sonoma.edu/BruceMedalists/Newcomb/
[3]Wikipedia, 03/03/2007. Simon Newcomb, http://en.wikipedia.org/wiki/Simon_Newcomb

Hero_Zeratul
ttvnol.com