Đại kim tự tháp Giza là một kiệt tác thực sự và là một kỳ quan của thế giới. Nó được xây dựng với độ chính xác đáng kinh ngạc mà thậm chí công nghệ hiện tại của chúng ta có thể không tái tạo được một kim tự tháp như vậy. Các phân tích lịch sử cho thấy kim tự tháp này dược xây dựng trong khoảng từ năm 2589 đến 2504 trước Công nguyên. Các kim tự tháp cổ đại ở Ai Cập có các mối liên hệ với thiên văn học, vật lý học, toán học... một cách bí ẩn mà ngày nay chúng ta vẫn chưa có lời giải đáp.

Vật Lý Thiên Văn - Chia sẻ niềm đam mê!

Ảnh: Đại kim tự tháp của Giza. Credit: conspiracyclub.co

Kim tự tháp này ước tính được xây dựng từ khoảng 2.3 triệu tảng đá, mỗi tảng đá như vậy nặng khoảng từ 2 đến 30 tấn và một số tảng đá thậm chí còn nặng đến 50 tấn. Đáy của kim tự tháp này bao phủ 55 nghìn mét vuông với bề mặt mỗi cạnh lớn hơn 20 nghìn mét vuông. Những tảng đá nền của kim tự tháp có các khối cầu bằng đá và hốc xây dựng có khả năng ứng phó với sự giãn nở vì nhiệt và động đất.

Nhiệt độ bên trong kim tự tháp không đổi và bằng với nhiệt độ của Trái Đất, 20 độ C.

Lớp vỏ ngoài của Kim tự tháp được làm từ 144 nghìn tảng đá, tất cả chúng đều được đánh bóng và mài phẳng với độ chính xác lên đến 1% inch, dày khoảng 100 inch và nặng xấp xỉ 15 tấn.

Vữa được sử dụng ở đây có nguồn gốc chưa biết (và chưa có sự giải thích nào được đưa ra). Nó đã được phân tích và thành phần hóa học của nó đã được biết nhưng lại không thể tái bản. Loại vữa này còn cứng hơn cả đá và vẫn kết dính đến ngày nay.

Đại kim tự tháp ban đầu được bao phủ bởi đá (làm bằng đá vôi có độ bóng cao). Những tảng đá làm lớp vỏ bên ngoài này phản xạ ánh sáng Mặt Trời và khiến Kim tự tháp tỏa sáng như một viên ngọc quý. Chúng hiện nay không còn hiện diện nữa sau trận động đất ở thế kỷ 14, lớp đá này bị bung ra. Sau đó chúng được lấy về để xây dựng các đền thờ Hồi giáo và các pháo đài tại Cairo ở gần đó. Lớp vỏ này đã được tính toán để kim tự tháp nguyên thủy có thể hoạt động như một tấm gương khổng lồ phản xạ ánh sáng mạnh mẽ để "có thể nhìn thấy từ Mặt Trăng giống như một ngôi sao sáng trên Trái Đất". Một cách phù hợp, người Ai Cập cổ đại gọi Đại kim tự tháp là "Ikhet", có nghĩa là "Ánh sáng Vinh quang". Làm thế nào người cổ đại có thể vận chuyển và lắp ráp thành Kim tự tháp cho đến nay vẫn là một bí ẩn.

Đại kim tự tháp là cấu trúc được sắp xếp chính xác nhất còn tồn tại và hướng đến hướng bắc thực thụ với sai số chỉ 3/60 độ. Vị trí của sao cực bắc thay đổi theo thời gian và kim tự tháp đã hướng chính xác đến các sao cực bắc trong một thời gian. Lối đi xuống của Kim tự tháp chỉ về ngôi sao Alpha Draconis, vào khoảng năng 2170 - 2144 trước Công nguyên. Vào thời gian đó, Alpha Draconis chính là Sao Bắc Cực. (Sao Bắc Cực ngày nay là ngôi sao Polaris).

Các kim tự tháp Menkaure, Khafre, và Đại kim tự tháp Khufu xếp hàng chính xác với chòm sao Orion.

Đường hầm phía sau Phòng Hoàng Đế của Đại kim tự tháp hướng đến ngôi sao Al Nitak (Zeta Orionis) trong chòm sao Orion, vào khoảng năm 2450 trước Công nguyên, chòm sao Orion gắn liền với vị thần Osiris của Ai Cập. Không có ngôi sao nào thẳng hàng với đường hầm này vào thời gian đó.

Khối lượng của kim tự tháp này được ước tính bằng khoảng 5955000 tấn. Đem nhân với {dpi{100}10^8} sẽ cho ra một khối lượng gần bằng khối lượng của Trái Đất. Bốn mặt của Đại kim tự tháp được thiết kế hơi lõm, là kim tự tháp duy nhất được xây dựng theo cách này. Độ lõm của bốn mặt này được thiết kế trùng khớp chính xác với bán kính của Trái Đất.

Hai lần chu vi đáy của quan tài bằng đá Granite nhân với 10^8 sẽ cho ra xấp xỉ bán kính trung bình của Mặt Trời. ({dpi{100}270.45378502 Pyramid Inches \times 10^8 = 686952.6139508 km}).

Ngoài ra, mối quan hệ giữa số Pi ({dpi{100}\pi=3.1415...}) và số Phi ({dpi{100}\Phi=1.618…}) cũng được thể hiện theo tỷ lệ cơ bản của Đại Kim tự tháp. Số {dpi{100}\Phi} là một số có tính chất khi cộng nó với 1 sẽ cho ra kết quả bằng bình phương của nó: {dpi{100}\Phi+1=\Phi^{2}} hay {dpi{100}1.618...+1=2.618...}

Vậy, còn những bí ẩn nào nữa mà người Ai Cập cổ đại đang để lại cho chúng ta?

Nguồn: