Cứ vào mùa hè hàng năm, hàng triệu người khắp trên giới nhìn lên bầu trời để ngắm hàng ngàn vệt sao băng vụt ngang trên bầu trời đến từ cơn mưa sao băng thường niên Anh Tiên (Perseids). Tất cả những ai thích thú với sao băng sẽ được chiêu đãi một bữa tiệc đúng nghĩa bởi vì các nhà khoa học dự đoán rằng năm 2016 này sẽ là năm mà cơn mưa sao băng Anh Tiên trở ngoạn mục hơn bao giờ hết.

Sau đây là một vài điều mà bạn nên biết về đợt mưa sao băng này:

1. Thời điểm tốt nhất để quan sát mưa sao băng

Trong khi cực điểm của mưa sao băng Anh Tiên (Perseids) rơi vào khoảng ngày 11-13 tháng 8, thì cơn mưa sao băng này đã thật sự bắt đầu từ ngày 17 tháng 7 và tiếp diễn đến cho đến hết ngày 24 tháng 8.

Thời gian quan sát tuyệt vời nhất là vào thời điểm cực đại, cụ thể là sau nửa đêm ngày 12, rạng sáng ngày 13, khi đó trăng non đầu tháng bắt đầu lặn, trả lại bầu trời đêm cho màn trình diễn tuyệt vời của các “ngôi sao rơi”. Nhìn về hướng đông, khu vực chòm sao Perseus để thấy các vệt sao băng tỏa ra. Tuy nhiên sao băng cũng có thể đến từ bất cứ đâu trên bầu trời.

Cần lưu ý một điều rằng trăng sẽ tròn vào ngày 18 tháng 8, vì thế bạn tốt hơn là nên quan sát vào khoảng thời gian đầu tháng bởi vì ánh trăng sáng sẽ át hết các tia sáng của sao băng.

Vật Lý Thiên Văn - Chia sẻ niềm đam mê!

Hình 1: Các sao băng sẽ tỏa ra từ vị trí được đánh dấu + ở hướng Đông đông Bắc, thuộc chòm sao Anh Tiên (Perseus).

Trăng mới thời điểm đầu tháng vào ngày 2 tháng 8 cũng là thời tốt để để "bắt" sớm được những vệt sao băng Anh Tiên - có thể có 10-20 vệt mỗi giờ nêú bạn ở nơi đủ tối. 

2. Đi qua vùng tàn dư sao chổi

Mưa sao băng Anh Tiên (Perseids) diễn ra vào khoảng giữa tháng 8, đó là khoảng thời gian Trái Đất băng ngang qua vùng tàn dư đầy bụi và đá của sao chổi Swift-Tuttle để lại trên quỹ đạo của nó. Các hạt bụi và thiên thạch lao vào bầu khí quyển Trái Đất với tốc độ lên tới 60 km/s (133,200 mph) khiến cho chúng bốc cháy, tạo ra những vệt sáng xoẹt trên bầu trời, đó chính là sao băng mà chúng ta nhìn thấy.

Hầu hết chúng đều có kích thước cỡ hạt cát, một số thì to như hạt đậu hay viên bi. Ít khi chúng chạm được mặt đất, tuy nhiên cũng có những trường hợp thiên thạch chạm đến mặt đất và để lại dấu vết như hố thiên thạch,...

3. Năm nay sẽ là một “bữa tiệc” sao băng đẹp mắt của bầu trời đêm

Điển hình là năm nay, những người quan sát ở những nơi tối có thể quan sát được mỗi 30 giây lại có một sao băng rơi khi thời điểm cực đại của mưa sao băng đến - Peter Brown, giáo sư thuộc nhóm vật lý sao băng ở đại học Western University, Luân Đôn nói với CBC.

“Hầu hết các sao băng sẽ rất sáng”, giáo sư nói thêm rằng năm nay “có thể có đến 2 sao băng rơi vào mỗi phút đồng hồ... và cũng có khi lên đến 3 sao băng nếu bạn có thể đi cắm trại hoặc đến các chòi tranh ở vùng biển, để tránh xa ánh sáng đô thị. Bầu trời đêm đủ tối chính là chìa khóa để quan sát được nhiều sao băng sáng.”

Sự “bùng phát” sao băng vào năm nay được cho rằng bởi sự ảnh hưởng của quỹ đạo Sao Mộc và Sao Thổ lên tàn dư của sao chổiSwift-Tuttle, ông Brown nói. Lần “bùng nổ” gần đây nhất diễn ra vào năm 2009, khi đó trận mưa sao băng Anh Tiên (Perseids) mang đến cho người quan sát bầu trời ở khắp nơi gấp đôi số sao băng so với thông thường.

4. Được đặt tên theo chòm sao

Tên của cơn mưa sao băng được đặt tên theo tên của chòm sao, nơi mà chúng tỏa ra, theo NASA's Jet Propulsion Laboratory. Đối với mưa sao băng Anh Tiên (Perseids), chúng tỏa ra ở khu vực chòm sao Anh Tiên (Perseus) - chòm sao nay được đặt theo tên của một vị anh hùng trong thần thoại Hy Lạp, người đã giết chết quỷ đầu rắn Medusa với cái nhìn hóa đá đầy chết chóc.

Vật Lý Thiên Văn - Chia sẻ niềm đam mê!

Hình 2: Phát họa anh hùng Perseus trên thiêng đàng mang đầu của Medusa the Gorgon, một bộ các tấm card thiên văn gồm 32 thẻ tên là Urania's Mirror, thẻ về chòm sao Perseus này được xuất bản ở London năm 1825.

5. Sao chổi Swift-Tuttle

Được phát hiện lần đầu vào năm 1862 bởi nhà thiên văn học người Ý Giovanni Schiaparelli, sao chổi Swift-Tuttle mang đến cho chúng ta màn trình diễn sao băng tuyệt vời đã 2000 năm cho đến nay.

Thú vị thay, sao chổi này có kích thước khoảng 16 dặm (xấp xỉ khoảng 25,75 km), gần giống với kích thước thiên thạch đã đâm vào Trái Đất hàng trăm triệu năm trước dẫn đến tuyệt chủng loài khủng long.

6. Một cú sượt ngang Trái Đất

Vào năm 1990, người ta sợ rằng sao chổi dường như có liên hệ tới việc “quét sạch” sự sống trên hành tinh xanh của ta, giống như là cuộc đại tuyệt chủng của khủng long cách đây hàng trăm triệu năm về trước. Rất may, ý kiến đó đã bị phủ nhận, ít nhất là bây giờ, nhưng điều đó không có nghĩa là nó sẽ không có khả năng xảy ra trong tương lai.

Theo Space.com, sao chổi là vật thế lớn nhất được biết đến là băng ngang qua Trái Đất ở cự li gần và có chu kì lặp lại, lần gần đầy nhất là vào năm 1992. Lần tiếp theo sao chổi sẽ sượt ngang gần với Trái Đất được dự đoán là vào năm 2126.

Nhà thiên văn học Brian Marsden nghiên cứu trong suốt năm 1990, cho rằng sao chổi và Trái Đất có thể mém đâm vào nhau trong không gian ở khoảng cách gần một triệu dặm (khoảng 1,6 triệu km) vào năm 3044.

Vật Lý Thiên Văn - Chia sẻ niềm đam mê!

Hình 3: Bức ảnh vệt sao băng Anh Tiên sáng nhiều màu với đuôi dài hiếm có này được ghi lại bởi 3 máy ảnh khác nhau liên tục trong một khoảng thời gian dài và bằng xử lí time-lapse tại trạm thiên văn ở Chile vào năm 2010. (credit: ESO/S. Guisard)

7. Sự “bùng phát” của mưa sao băng Anh Tiên

Theo chuyên gia về sao băng Bill Cooke ở NASA, mưa sao băng Perseids có lẽ là trận mưa băng phổ biến nhất của năm nay. Nó sẽ “bùng phát” trong năm 2016 này, điều đó có nghĩa là mưa sao băng Anh Tiên sẽ xuất hiện với cường độ gấp đôi thông thường.

“Nay năm, thay vì quan sát được 80 sao băng Anh Tiên mỗi giờ, thì có thể có đến 150 vệt khi cực đại, thậm chí lên tới 200 sao băng mỗi giờ”, Cooke nói với Space.com. Lần “bùng phát” lớn như vậy trước đó là vào năm 2009.

8. Tránh xa ánh sáng nhân tạo

Để có những trải nghiệm thú vị, tốt hơn hết là tìm một vị trí cách xa khỏi ánh sáng nhân tạo của các đô thị. Mưa sao băng có thể quan sát được bằng mắt thường, nhưng mấu chốt để thấy được nhiều sao băng là “có góc nhìn bầu trời càng rộng càng tốt” (không bị che chắn hay bị khuất tầm nhìn), ông Cooke nói.

Tìm một khu vực tối, tốt hơn hết là ở vùng ngoại ô, hoặc là miền quê, và đặc biệt phải kiên nhẫn. Để mắt trong bóng tối cho quen dần khoảng 30 phút, và càng đợi lâu bên ngoài, thì càng nhiều sao băng bạn có thể “bắt” được.

9. Tốt nhất là khoảng thời gian sáng sớm

Sao băng sẽ rơi tỏa ra ở trong khu vực chòm sao Perseus, mọc ở đường chân trời tùy vào nơi bạn sống, thường khoảng 22h (10h tối) theo giờ địa phương. Thời điểm tốt nhất để “bắt” được nhiều “ngôi sao rơi” là sau nửa đêm, cực đại là vào sáng sớm trước bình minh. Bạn có thể quan sát được nhiều vệt sao sa này khắp bầu trời, nhưng chúng thường xuất hiện rơi tỏa ra xa chòm Anh Tiên (Perseus).

10. Quan sát tuyệt vời ở bán cầu bắc

Cư dân các nước ở khắp bán cầu bắc cho đến tận vùng vĩ độ giữa của bán cầu nam (23°27’ Nam) sẽ có cơ hội ngắm màn trình diễn tuyệt hảo do thiên nhiên ban tặng này.

Vật Lý Thiên Văn - Chia sẻ niềm đam mê!

Hình 4: Vùng màu cam trải dài khắp bán cầu bắc cho đến vĩ độ 23°27’ ở bán cầu nam biểu thị cho vùng có thể xem tốt được mưa sao băng Anh Tiên (Perseids).

Nguồn tổng hợp.