Ngày số Pi

Bạn đã bao giờ nghe nói về Ngày số Pi chưa?  Nó diễn ra hàng năm vào ngày 14 tháng 3, tiếng anh sẽ viết ngược lại 3-14 hay … ba chữ số đầu tiên của hằng số toán học nổi tiếng 𝝅. Pi :tỷ số giữa chu vi hình tròn với đường kính của nó.

Bất kể hình tròn lớn hay nhỏ, tỷ lệ đó luôn là 3,14. Nó có vẻ hơi kỳ diệu, nhưng nó chỉ là sự kỳ diệu của toán học. Thêm vào đó, pi là một số không bao giờ kết thúc. Bạn thường thấy nó được viết là 3,14, nhưng trên thực tế, nó xấp xỉ bằng 3,14159… và vân vân, vô hạn. Cảm giác vô hạn đó là một phần khiến số Pi - và Ngày số Pi - trở nên thú vị như vậy.

Ngày số Pi, ngày được tôn vinh bởi những người yêu khoa học trên toàn thế giới. Đó là sự kết hợp độc đáo giữa niềm vui và giáo dục, và bất kỳ ai cũng có thể tham gia.

5 sự thật về số pi

Mọi người thi nhau ghi nhớ nó: Rajveer Meena (Đại học VIT, Vellore, Ấn Độ đạt được vào ngày 21 tháng 3 năm 2015) có kỷ lục ghi nhớ nhiều chữ số thập phân nhất của số pi với 70.000 số

Nó được sử dụng như các bài kiểm tra cho máy tính: Tính số pi là một loại "biểu đồ tim kỹ thuật số" cho máy tính.

Pi bằng các tên khác: Pi còn được gọi là hằng số của Archimedes hoặc số của Ludolph .

𝝅: Kí tự biểu tượng của số Pi đã được sử dụng trong hơn 250 năm

Thật tình cờ, ngày 14 tháng 3 cũng là ngày sinh của Albert Einstein và còn là ngày mất của Stephen Hawking

Pi thực sự là một phần của thần thoại Ai Cập: Người dân Ai Cập tin rằng kim tự tháp Giza được xây dựng dựa trên nguyên tắc của số pi. Chiều cao thẳng đứng của hình chóp có mối quan hệ tương tự với chu vi của đáy như mối quan hệ giữa bán kính hình tròn và chu vi của nó. 

Lịch sử của Ngày số Pi

Nhà vật lý Larry Shaw thành lập Ngày số Pi vào năm 1988, như một phần trong công trình vĩ đại của ông, bảo tàng khoa học mang tính đột phá Exploratorium ở San Francisco. Là một phần của lễ hội Ngày số Pi đầu tiên, cả nhân viên và công chúng đã diễu hành quanh một trong những không gian hình tròn trong bảo tàng trong khi ăn bánh trái cây. Exploratorium tiếp tục lễ kỷ niệm Ngày số Pi. Bạn có thể xem trực tiếp sự kiện của họ trên YouTube tại Pi (π) Day Celebration with John Sims | Exploratorium

Tại Hoa Kỳ, Hạ viện Hoa Kỳ đã chính thức công nhận Ngày số Pi là sự kiện thường niên - Ngày số Pi quốc gia - vào ngày 12/03/2009. Ngày nay, nhiều người và các tổ chức kỷ niệm Ngày số Pi, bao gồm học sinh, giáo viên, phụ huynh, viện bảo tàng, trung tâm khoa học và cung thiên văn.

Một 'hành tinh pi'

Ngoài ra, bạn có biết rằng có cả hành tinh pi không? Nó là một ngoại hành tinh, được gọi là K2-315b , có chu kỳ quỹ đạo phù hợp với giá trị của số pi. Nghĩa là, hành tinh này quay quanh ngôi sao của nó cứ sau 3,14 ngày Trái đất.

Trên thực tế, nó có kích thước gần như bằng Trái đất, với bán kính bằng 95% bán kính của hành tinh chúng ta. Nó cũng có kích thước tương đương với Sao Kim, và giống như thế giới chị em gần đó của chúng ta, nó là một nơi cực nóng, với nhiệt độ lên tới 350 độ F (177 độ C). Nó quay quanh một ngôi sao lùn đỏ (hay sao lùn M) mát hơn Mặt Trời của chúng ta và chỉ lớn bằng 1/5, được gọi là EPIC 249631677, cách Trái Đất 186 năm ánh sáng

Tham khảo

1. Earthsky.org: https://earthsky.org/human-world/pi-day-nasa-pi-day-challenge/