Quan sát Mặt Trăng

Bây giờ hãy để tôi điểm lại những quan sát mà tôi đã làm trong suốt hai tháng vừa qua. Một lần nữa, tôi muốn kêu gọi sự chú ý của những ai đang khao khát một chân lý khoa học, cái ngay từ đầu đã dẫn dắt ta đến hình ảnh của những hiện tương tự nhiên quan trọng trong cuộc sống.

Tôi bắt đầu bằng thảo luận về bề mặt của Mặt Trăng, vì tinh tú6 đối diện với chúng ta. Để cho dễ hiểu tôi chia Mặt Trăng ra làm hai vùng: tối và sáng. Vùng sáng dường như bao quanh và tỏa khắp bán cầu, vùng tối trông giống như những đám mây với bóng râm của chúng làm đổi màu bề mặt của Mặt Trăng và làm xuất hiện những đốm đen trên bề mặt. Những đốm đen này hơi tối, có một kích thước nhất định đã được chúng ta để ý và nhìn thấy bằng mắt thường từ lâu. Vì vậy, tôi sẽ gọi chúng là những đốm "lớn" hay đốm "cổ đại" để phân biệt với những đốm khác, nhỏ hơn về kích thước nhưng lại rải rác lắc rắc khắp bề mặt của Mặt Trăng với mật độ dày, đặc biệt là ở vùng sáng. Những chấm nhỏ này chưa từng được ai quan sát trước đây. Sau khi tiến hành quan sát chúng kỹ càng tôi cảm giác rằng bề mặt của Mặt Trăng không tuyệt đối phẳng lì không có điểm gồ ghề và không tuyệt đối tròn như giả thuyết về bề mặt Mặt Trăng và các vì tinh tú khác của một trường phái triết học lớn được chấp nhận xưa nay. Ngược lại, cũng giống như bề mặt của trái đất, nó chứa đầy những chỗ gồ ghề, khúc khuỷu, đầy những thung lũng và khe rãnh cũng như những dãy núi cao ngất và những vực sâu với độ cao sâu khác nhau ở mọi nơi.

Những kết luận trên được rút ra dựa vào những quan sát thực tế sau: Vào đêm thứ tư hoặc thứ năm sau khi trăng lên, khi nửa sáng của Mặt Trăng có hình lưỡi liềm, biên giới chia cắt hai nửa sáng tối không kéo dài liên tục theo 1 hình ellipse như trong trường hợp đường cắt của 1 vật thể có hình cầu tuyệt đối. Đường cắt của Mặt Trăng được đánh dấu bằng 1 đường gợn sóng không đồng đều, không liên tục như trong (hình 2). Một vài điểm sáng trong nửa sáng nhô lên, kéo dài ra khỏi đường biên 2 nửa sáng tối và phản chiếu xuống nửa tối cũng như bóng của một số điểm ở nửa tối xâm lấn qua nửa được chiếu sáng. Hơn thế nữa, không kể đến những phần bị các đốm lớn cổ đại bao phủ, một lượng lớn các đốm đen nhỏ không nằm trong nửa tối có mặt rải rác hầu khắp mọi nơi vào thời điểm được Mặt Trời chiếu sáng.

Tôi cũng lưu ý rằng tất cả những đốm nhỏ đề cập ở trên có một tính chất chung, đó là chúng luôn có một phần tối nằm gần với hướng của Mặt Trời. Ở phần cách xa Mặt Trời một vòng sáng luôn bao quanh như thể chúng đang đeo một vương miện ánh sáng. Bây giờ ta có thể nhận ra rằng cảnh tượng đó giống hệt với những gì mà ta thường thấy ở một thung lũng nào đó trên mặt đất vào lúc Mặt Trời mọc. Khi ta ngắm nhìn thung lũng còn chìm trong bóng tối lờ mờ thì dãy núi xung quanh đối diện với Mặt Trời đã rực cháy với những tia nắng chói lọi. Cũng giống như bóng râm trong lòng thung lũng của trái đất co dần lại khi Mặt Trời lên cao hơn, những chấm đen trên Mặt Trăng cũng sáng dần khi nửa được chiếu sáng phình to ra.

Vật Lý Thiên Văn - Chia sẻ niềm đam mê! http://vatlythienvan.com

Hình 2: Trăng non

Một lần nữa, không chỉ đường biên giữa hai nửa sáng tối trên Mặt Trăng gồ ghề, ngoằn ngoèo mà ngạc nhiên hơn nữa, có rất nhiều đốm sáng nhỏ tồn tại trong nửa tối của Mặt Trăng. Những đốm nhỏ này cùng với nhau chia cắt, bẻ gãy những vệt sáng và cách xa chúng một khoảng cách không đáng kể lắm. Những vệt sáng này dần dần tăng kích cỡ và độ sáng, sau một hoặc hai giờ chúng nhập lại với những đốm sáng mà lúc này cũng đã trở nên lớn hơn. Nhưng cũng trong thời gian này, một vài đốm sáng ở chỗ này, chỗ kia, đột nhiên nhô lên như thể đang lớn và bùng sáng lên trong nửa tối của Mặt Trăng. Chúng nở rộng ra và cuối cùng đã hòa vào vùng sáng lúc bấy giờ cũng đã rộng ra rất nhiều. Ví dụ của trường hợp này được minh họa trong hình vẽ trên (hình 2). Liệu hình ảnh này có giống với mặt đất trước bình minh khi mà đồng bằng bằng bằng phẳng vẫn còn chìm trong bóng đêm, chỉ có đỉnh núi cao chót vót được bao phủ bởi ánh sáng Mặt Trời? Sau một lúc, liệu ánh sáng có lan dần ra, chiếu sáng tâm của thung lũng và phần lớn ngọn núi? Cuối cùng, khi Mặt Trời đã lên cao, liệu vùng được chiếu sáng của đồng bằng và đỉnh núi có nhập lại với nhau? Tôi sẽ chỉ ra sau đây rằng sự tương phản của những chỗ nhô lên và lỏm xuống đó của Mặt Trăng dường như vượt trội hơn hẳn cả về độ cao/độ sâu lẫn độ gồ ghề so với bề mặt thô nhám của trái đất.

Tới đây tôi không thể dằn lòng để nói với độc giả rằng tôi không thể diễn tả nổi vẻ đẹp kì bí của Mặt Trăng khi quan sát vào lúc nó đang tiến nhanh dần vào tuần trăng đầu tiên mà tôi có minh họa lại hình ảnh này trong cùng một hình vẽ trên đây (hình 2). Một bóng râm lớn nhô lên, in dấu răng cưa lên nửa sáng ở gần mũi nhọn phía dưới của lưỡi liềm. Khi nhìn kĩ những dấu răng cưa này lâu hơn, tôi nhận ra rằng nó tối đen trong suốt hai giờ đồng hồ đầu, sau đó một chấm sáng bắt đầu nhô lên một ít ở nửa dưới của phần lõm. Chấm sáng có hình tam giác này lớn dần lên và nằm cách khá xa với nửa sáng.

Lập tức ngay sau đó, xung quanh nó, ba chấm nhỏ khác cũng bắt đầu được chiếu sáng. Khi Mặt Trăng bắt đầu lặn, những chấm sáng tam giác lúc này đã lớn, rộng hơn nhiều nhập với phần còn lại của vùng sáng với ba chấm nhỏ vẫn còn bao bọc xung quanh. Các chấm tam giác này đột nhiên bùng lên và lấn vào phần răng cưa của bóng râm giống như một doi đất lớn đầy ánh sáng. Ở cuối hai đầu nhọn của lưỡi liềm, một số đốm sáng nằm khá xa từ các vùng sáng khác, bắt đầu nhô ra khỏi bóng râm như trong hình vẽ (hình 2). Ở cả hai nửa của lưỡi liềm, đặc biệt là nửa dưới, tồn tại một số lượng lớn các đốm đen, trong đó những đốm đen nào càng gần với biên giới của 2 vùng sáng tối thì càng lớn và tối hơn. Ngược lại những đốm đen nào ở càng xa thì càng đỡ tối và càng khó phân biệt với nhau. Tuy nhiên, trong tất cả các trường hợp, như tôi đã đề cập đến ở trên, phần tối của các chấm đen này nằm gần với Mặt Trời hơn là phần sáng nằm cách xa Mặt Trời hơn gần với nửa tối của Mặt Trăng hơn. Nửa tối này của Mặt Trăng được trang điểm thêm bằng các vệt sáng giống như đuôi công với mắt xanh da trời, biểu hiện cũng giống như bề mặt giòn và lượn sóng của các bình hoa thủy tinh nóng vừa bị nhúng vào nước lạnh mà ta thường gọi là thủy tinh bị tê cóng.

Lúc bấy giờ bề mặt của Mặt Trăng tạo thành những mảng lớn dường như không bị chia cắt rõ rệt hoặc đầy những ổ gà, ổ vịt mà bằng phẳng và đồng dạng hơn bởi vì nếu ở đâu đó có một số vùng sáng hơn phần còn lại một tí thì sẽ bị cắt xén ngay. Nếu có ai đó muốn gợi lại giả thuyết cũ của Pythagore cho rằng Mặt Trăng là một trái đất khác thì có thể nói phần sáng có thể sẽ là bề mặt của đất liền và phần tối là đại dương bao la.

Thật vậy, tôi chưa bao giờ nghi ngờ giả thuyết rằng nếu trái đất được quan sát từ rất xa, khi được bao phủ bởi ánh sáng Mặt Trời, thì đất liền sẽ là vùng sáng và ngược lại đại dương và sông hồ sẽ là vùng tối. Hơn thế nữa, ánh sáng của những mảng lớn trên Mặt Trăng dường như yếu hơn những vệt sáng nhỏ. Bởi vì trên Mặt Trăng , cả khi trăng lưỡi liềm và trăng tròn, ở biên giới sáng tối, chiếu xuống và vùng xung quanh mảng lớn, vùng tiếp giáp luôn luôn sáng hơn (xem hình vẽ), trong khi mép/góc của những mảng lớn không bị lõm hơn phần sáng (bright parts) mà bằng phẳng hơn và được chia cắt bằng các khe rãnh và các chỗ gồ ghề (ridge và ruggedness). Nhưng phần sáng này xuất hiện ở gần các chấm sáng (spot) hơn, vì vậy cả trước phần tư thứ nhất và phần tư thứ 3, xung quanh 1 số chấm (spot) ở phần trên của bức hình, phần nằm ở phía Bắc của Mặt Trăng, một vài chỗ nhô lên (trong cả phần trên và dưới) ...lên một độ cao rõ rệt (figure).

Vật Lý Thiên Văn - Chia sẻ niềm đam mê! http://vatlythienvan.com

Hình 3: Tuần trăng đầu tiên

Vật Lý Thiên Văn - Chia sẻ niềm đam mê! http://vatlythienvan.com
Hình 4: Tuần trăng cuối cùng

Chấm này vào phần tư thứ 3 như được bao bọc bởi một vành đai bóng tối sâu giống như các đỉnh núi cao nhất mang màu tối hơn ở mặt cách xa Mặt Trời và sáng hơn ở mặt đối diện với Mặt Trời. Nhưng trong trường hợp một giếng sâu thì trường hợp ngược lại xảy ra, phần nằm xa Mặt Trời mang màu sáng rực rõ còn phần nằm gần về Mặt Trời tối và bị che phủ bởi bóng râm. Sau một thời gian, khi diện tích của phần sáng (enlighten portion) của Mặt Trăng đã giảm đi, ngay khi tất cả hoặc hầu hết các chấm đã được đề cập bị bao phủ bởi bóng râm, những đỉnh núi sáng hơn của dãy núi vượt cao hơn hẳn vùng bị che phủ. Hai hình ảnh này được minh họa trong hình vẽ.

Vật Lý Thiên Văn - Chia sẻ niềm đam mê! http://vatlythienvan.com

Hình 5: Bề mặt Mặt Trăng

Vật Lý Thiên Văn - Chia sẻ niềm đam mê! http://vatlythienvan.com
Hình 6: Bề mặt Mặt Trăng

(Còn tiếp...)
Người dịch: Nguyễn Lương Quang (CITA - Canada)

[6] Aistole cho rằng tất cả các vì tinh tú là giống nhau