Sao Hải Vương tối, lạnh và rất nhiều gió. Đó là hành tinh ngoài cùng trong Hệ Mặt Trời của chúng ta. Nó cách xa Mặt Trời hơn 30 lần so với Trái Đất.
Sao Hải Vương rất giống với Sao Thiên Vương. Nó được tạo thành từ một hỗn hợp đặc gồm nước, amoniac và metan trên một trung tâm rắn có kích thước bằng Trái đất. Bầu khí quyển của nó được tạo ra từ hydro, helium và methane. Khí metan mang lại cho Sao Hải Vương màu xanh lam giống với Sao Thiên Vương.
Sao Hải Vương có sáu vành đai, nhưng chúng rất khó nhìn thấy.
Cấu trúc và bề mặt
- Sao Hải Vương được bao quanh bởi sáu vành đai.
- Sao Hải Vương, giống như Sao Thiên Vương, là một hành tinh băng khổng lồ, được tạo thành từ một món súp đặc gồm nước, amoniac và metan chảy qua một lõi rắn có kích thước bằng cả Trái Đất.
- Sao Hải Vương có bầu khí quyển dày và nhiều gió.
Thời gian trên Sao Hải Vương
- Một ngày trên Sao Hải Vương dài 16 giờ.
- Sao Hải Vương có một hành trình dài quanh Mặt trời, phải mất 165 năm Trái Đất mới đi hết một vòng. Đó là một năm dài đằng đẵng!
Hàng xóm của Sao Hải Vương
- Sao Hải Vương có 13 mặt trăng (và một mặt trăng nữa đang chờ xác nhận).
- Sao Hải Vương là hành tinh thứ tám và xa Mặt Trời nhất. Điều đó có nghĩa là Sao Thiên Vương là hành tinh láng giềng duy nhất của Sao Hải Vương.
Lược sử
- Sao Hải Vương được phát hiện vào năm 1846 bởi Urbain Le Verrier, John Couch Adams và Johann Galle.
- Sao Hải Vương mới chỉ được tàu Du hành 2 (Voyager 2) ghé thăm.
Một số hình ảnh
Voyager 2 đã chụp bức ảnh này của Sao Hải Vương vào năm 1989.
Những đám mây kéo dài trên Sao Hải Vương.
Sao Hải Vương là một thế giới rất lạnh, nhiều gió.
Tham khảo
- NASA SpacePlace: All About Neptune