Năm 1955, sau khi tốt nghiệp trường kỹ thuật Saratov, Gagarin gia nhập lực lượng không quân Liên Xô. Gagarin là phi công lái máy bay tiêm kích Mig15, đóng quân tại một khu vực gần biên giới với Nauy, nơi có các điều kiện thời tiết rất khắc nghiệp. Năm 1960, Gagarin là 1 trong 20 người được chọn để tham dự chương trình không gian nhằm đưa người lên vũ trụ của Liên Xô. Gagarin cùng với Gherman Titov được chọn là phi công vũ trụ cho chuyến bay đầu tiên (Titov ở vị trí dự bị). Ngày 12/04/1961, Gagarin trở thành người đầu tiên bay vào vũ trụ trên phi thuyền Vostok 1 (Phương Đông 1). Tổng thời gian trên vũ trụ của Gagarin là 108 phút [2]. Gagarin được phong «Anh hùng Liên Xô», được nhận nhiều huân chương, danh hiệu không chỉ của Liên Xô mà còn của nhiều nước khác.

 


Ảnh: Yury Gagarin và Valentina Tereshkova

Sau chuyến bay ngày 12/04/1961, Gagarin không trực tiếp thực hiện các chuyến bay vào vũ trụ nữa mà đảm nhiệm các công tác đào tạo. Gagarin là phó giám đốc đào tạo của «Thành phố Ngôi sao» (Zvyozdny gorodok), nơi tập trung huấn luyện phi công vũ trụ Liên Xô. Ngày 27/03/1968, tai nạn đã xảy ra trong chuyến bay luyện tập với máy bay Mig15, Gagarin và Vladimir Seregin hy sinh (cả hai đều mang quân hàm đại tá không quân Liên Xô) [2]

Tên của Gagarin được đặt cho thị trấn nơi ông sinh ra, nhiều đường, phố thuộc Liên Xô cũ. Một tiểu hành tinh (Asteroid 1772), một crater ở phần bị che khuất của Mặt Trăng được mang tên Gagarin [2]


Ảnh: Tượng Gagarin bằng Titanium, cao 40 mét tại Mat-xcơ-va

Tài liệu tham khảo:
[1]Today in Science History, 1999 - 2007. March 09 - BIRTHS, DEATHS, EVENTS, http://www.todayinsci.com/cgi-bin/indexpage.pl?http://www.todayinsci.com/3/3_9.htm
[2]Wikipedia, 07/03/2007. Yuri Gagarin, http://en.wikipedia.org/wiki/Yuri_Gagarin

Hero_Zeratul
ttvnol.com