Tốt nghiệp đại học Cambridge, Hewish gia nhập lực lượng không quân Hoàng gia Anh với vai trò chuyên gia viễn thông. Sau chiến tranh, ông làm việc cho phòng thí nghiệm Cavendish và bảo vệ thành công học vị tiến sĩ năm 1952. Hewish có những đóng góp quan trọng cả về lý thuyết và thực hành trong việc nghiên cứu sự biến thiên của quá trình phát xạ sóng radio dưới tác động của plasma. [2]


Ảnh: Antony Hewish (11/05/1924). [1]

Hewish là một trong những người tham gia vận động và gây quỹ cho việc xây dựng dãy ăngten thu sóng radio (Interplanetary Scintillation Array) của đài thiên văn Mullard (MRAO). Tại đây, năm 1967, một học trò của ông là Jocelyn Bell đã phát hiện ra được bức xạ radio của pulsar đầu tiên [2].

Năm 1974, Hewish được trao một phần giải thưởng Nobel vật lý về các nghiên cứu trong lĩnh vực quan sát thiên văn tại bước sóng radio và phát hiện ra pulsar. Tuy nhiên, có một tranh cãi, đó là Jocelyn Bell không được trao một phần giải Nobel, mặc dù bà cũng đứng tên trong báo cáo khoa học về sự phát hiện ra pulsar [2]

Tài liệu tham khảo:
[1]Today in Science History, 1999 - 2007. May 11 - Births, Deaths, Events, http://www.todayinsci.com/5/5_11.htm
[2]Wikipedia, 4/2007. Antony Hewish, http://en.wikipedia.org/wiki/Antony_Hewisch

Hero_Zeratul
Box Thiên văn học - ttvnol.com