Từ năm 1835, Galle làm việc tại đài thiên văn Berlin dưới sự chỉ đạo của Johann Franz Encke. Năm 1838, Galle đã phát hiện ra vành đai C của Sao Thổ [1]. Ngày 18/09/1846, Urbain Le Verrier đã gửi một bức thư đề nghị Galle quan sát một vùng nhất định trên bầu trời thuộc chòm sao Aquarius để tìm ra một thiên thể mờ và có thể sẽ có hình dáng của một quả cầu (một hành tinh) chứ không phải là một điểm sáng (các ngôi sao). Bức thư đến tay Galle vào ngày 23/09/1846 và ngay tối hôm đó, cùng với học trò là Heinrich Louis d''Arrest, Galle đã phát hiện ra thiên thể đúng như Le Verrier dự đoán (chỉ sai khác 1 độ). Hai ngày sau, thiên thể đó được xác nhận là một hành tinh nằm bên ngoài Sao Thiên Vương. Galle đã trở thành người đầu tiên quan sát được Sao Hải Vương (Neptune) [2]

Ảnh: Johann Gottfried Galle (09/06/1812 – 10/07/1910) [1]

Năm 1851, Galle đảm nhiệm vai trò giám đốc đài thiên văn Breslau. Ông tập trung vào việc quan sát các sao chổi. Năm 1894, cùng với con trai là Andreas Galle, ông đã xuất bản danh mục bao gồm 414 sao chổi. [2]

Tên ông được đặt cho một crater trên Mặt Trăng, một crater trên Sao Hỏa và một vành đai của Sao Hải Vương [2]

Tài liệu tham khảo:
[1] European Space Agency, 2000 - 2007. Today in space history – 09 June, http://www.esa.int/esaSC/SEMDOQ2VQUD_index_0.html
[2]Wikipedia, 05/2007. Johann Gottfried Galle, http://en.wikipedia.org/wiki/Johann_Gottfried_Galle

Hero_Zeratul
Box Thiên văn học - ttvnol.com