Lời nói đầu


“Thế giới thay đổi trong 100 năm trở lại đây nhanh hơn rất nhiều so với các thế kỷ khác trong lịch sử. Nguyên nhân không phải do chính trị hay kinh tế mà là kỹ thuật--các ngành kỹ thuật chảy trực tiếp từ sự phát triển của khoa học cơ bản.”
--Stephen Hawking, “A Brief History
of Relativity,” báo Time, 2000

Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật của thế kỷ hai mươi là thế kỷ mà nhà vật lý học người Anh Stephen Hawking mô tả trong đoạn trích trên đã biến đổi sâu sắc vẻ bên ngoài của cuộc sống con người nhanh chưa từng có. Các phát minh không thể tưởng tượng được trong một thể kỷ qua không chỉ trở nên bình thường mà còn được xem là cần thiết trong cuộc sống thường nhật. Nhà sử gia khoa học, James Burke viết, “Chúng ta được bao quanh bởi những hệ thống và vật thể mà chúng ta dùng chúng một cách bình thường, nhưng chúng lại có ảnh hưởng sâu sắc đến hành động, suy nghĩ, công việc, giải trí của chúng ta và chúng kiểm soát cuộc sống của chúng ta.”

Ví dụ, chỉ trong một trăm năm, hệ thống giao thông thay đổi một cách đột ngột. Năm 1900, xe hơi chạy bằng dầu chỉ mới được giới thiệu, và chỉ mới có 144 dặm đường bộ của Mỹ được bê tông hóa. Xe ngựa kéo vẫn chiếm đầy đường phố và thành thị Mỹ. Máy bay vẫn đang được sáng chế. Ngày nay có tới 217 phương tiện đi lại trên 4 triệu dặm đường Mỹ. Con người đổ bộ lên Mặt Trăng và các máy bay thương mại phương tiện chở hành khách đi qua Đại Tây Dương chỉ mất dưới ba giờ.

Sự biến đổi thông tin liên lạc cũng đột ngột tương tự. Trong năm 1900 hầu hết người Mỹ sống và làm việc trên các nông trại không hề có điện hay thư tín. Chỉ có vài người đã từng nghe radio và nói trên điện thoại. Một trăm năm sau, 98 phần trăm nhà ở Mỹ có điện thoại và tivi và hơn 50 phần trăm có máy tính cá nhân. Vài gia đình thậm chí còn có hơn một cái ti vi và máy tính, và điện thoại di động giờ đã trở nên phổ biến, ngay cả đối với giới trẻ. Thông tin phát ra từ các vệ tinh liên lạc dự báo thời tiết toàn cầu và cáp quang học, email, và Internet đã nối tức thời thông tin liên lạc trên toàn cầu.

Có lẽ thước đo ấn tượng nhất về sự thay đổi khoa học và công nghệ có thể thấy trong ngành y tế và sức khỏe cộng đồng. Vào đầu thế kỷ hai mươi, độ tuổi trung bình của dân Mỹ là bôn mươi bảy. Cuối thế kỷ này độ tuổi trung bình đạt tới tám mươi, nhờ vào các tiến bộ trong y tế bao gồm sự phát triển vắc xin và thuốc kháng sinh, phát minh ra các dụng cụ chuẩn đoán hiệu quả như tia X, công nghệ chữa bệnh và chăm sóc trẻ sơ sinh, và sự phát triển trong dinh dưỡng hay kiểm soát các dịch truyền nhiễm.

Tốc độ thay đổi nhanh chóng có vẻ vẫn tiếp diễn qua thế kỷ thứ hai khi khoa học đã hé mở thêm về các quá trình vật lý và sinh học như hiện tượng nóng lên toàn cầu, sự tái tạo của virut, và độ dẫn điện, và khi con người chấp nhận kiến thức mới là yêu cầu của con người và là chính sách của nhà nước. Ví dụ, hiệp ước quốc tế đòi hỏi phải cắt giảm tức thì các khí thải công nghiệp và phương tiện giao thông để hưởng ứng nghiên cứu cho thấy khả năng nguy hiểm tăng cao đến sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu gây ra do các hoạt động của con người. Việc giữ thế chủ động trong việc quyết định con đường thay đổi tương lai phụ thuộc vào giáo dục; con người phải hiểu khả năng ứng dụng của các nghiên cứu khoa học và các tác động của công nghệ xung quanh chúng ta.

Bộ sách Lucent Library of Science and Technology mô tả sơ lược về sự đổi mới và phát minh đã thay đổi thế giới hiện đại. Mỗi quyển sách cố gắng đưa một phát minh khoa học, kỹ thuật, hay hiện tượng phức tạp trở nên dễ hiểu và thích hợp với người đọc. Vì các phát minh khoa học thường hiếm khi dể hiểu, nên mỗi quyển sẽ giải thích các ngõ cụt, các tai nạn may mắn, và phương pháp khoa học cơ bản mà các nghiên cứu của chủ đề dựa vào. Và mỗi quyển sách lại nghiên cứu ứng dụng thực tiễn của một phát minh, nhánh của khoa học, hay nguồn gốc khoa học trong công nghiệp, sức khỏe cộng đồng, và cuộc sống con người, cũng như các khả năng ứng dụng trong tương lai và tác động dựa trên các nghiên cứu hiện tại. Các trích dẫn đầu đủ từ các tài liệu, các chú giải về tiểu sử được đóng khung và các nguồn điện tử, thuật ngữ, bảng chú dẫn, và các minh họa kỹ thuật đều nằm trong phần bổ sung để hướng người đọc khám phá sâu hơn cho chủ đề.
 
(Còn nữa...)
 
Nhóm Kiến Thức - CLB Thiên văn Bách khoa