Nhìn sâu vào bên trong lõi của Tinh vân Con Cua, bức ảnh cận cảnh này cho thấy một quả tim đang đập của một trong những tàn dư nổi tiếng nhất từng được nghiên cứu của một siêu sao mới, một ngôi sao nổ tung khi kết thúc cuộc đời. Khu vực bên trong gửi ra ngoài những xung giống dạng đồng hồ của bức xạ và các đợt "sóng thần" của các hạt tích điện nhúng trong từ trường.

Vật Lý Thiên Văn - Chia sẻ niềm đam mê!

Ngôi sao neutron ở tâm của Tinh vân Con Cua có khối lượng tương tự Mặt Trời nhưng được nén chặt vào một khối cầu cực kỳ đặc với đường kính chỉ khoảng vài dặm. Quay 30 vòng mỗi giây, ngôi sao neutron này bắt ra những chùm năng lượng có thể dò được khiến nó trông giống như đang đập một cách nhịp nhàng.

Các ảnh chụp bởi Kính viễn vọng Không gian Hubble của NASA đã tập trung vào khu vực xung quanh ngôi sao neutron này (rìa phải của hai ngôi sao gần tâm của bức ảnh này) và các tàn dư dạng sợi, rách nát và đang mở rộng xung quanh nó. Bức ảnh sắc nét của Hubble chụp các chi tiết phức tạp của khí phát sáng, hiển thị bởi màu đỏ, đang hình thành một hỗn hợp xoáy của các vùng trống và các sợi vật chất. Bên trong lớp vỏ này là một thứ ánh sáng màu xanh ma quái, đó là bức xạ phát ra bởi các hạt electron xoáy ở vận tốc gần bằng vận tốc ánh sáng trong từ trường mạnh xung quanh lõi của ngôi sao đã suy sụp.

Ngôi sao neutron là một minh chứng cho quá trình vật lý cực đoan và bạo lực không thể tưởng tượng nổi của vũ trụ. Những gợn sóng màu sáng đang di chuyển ra ngoài từ ngôi sao neutron với vận tốc bằng một nửa vận tốc ánh sáng để hình thành nên những vành đai đang mở rộng. Các nhà khoa học nghĩ rằng những gợn sóng này bắt nguồn từ một sóng xung kích biến gió tốc độ cao từ ngôi sao neutron thành các hạt năng lượng cực cao.

Khi các dấu hiệu bức xạ "nhịp đập của trái tim" này được phát hiện lần đầu năm 1968, các nhà thiên văn học nhận ra rằng họ đã phát hiện một dạng đối tượng thiên văn học mới. Hiện nay các nhà thiên văn học đã biết đó là nguyên mẫu của một lới tàn dư siêu sao mới được gọi là sao xung (pulsar) - hay những ngôi sao neutron quay cực nhanh. Những "ngọn hải đăng" trong môi trường giữa các vì sao này là vô giá đối với các thực nghiệm quan sát trong nhiều hiện tượng thiên văn học, bao gồm cả việc đo đạc sóng hấp dẫn.

Các quan sát về siêu sao mới Con Cua được ghi chép bởi các nhà thiên văn học Trung Quốc năm 1054 sau Công nguyên. Tinh vân này đủ sáng để hiện diện trong các kính thiên văn nghiệp dư, nằm cách chúng ta 6500 năm ánh sáng ở phía chòm sao Kim Ngưu (Taurus).

Nguồn NASA

Tham khảo:

  • http://hubblesite.org/news/2016/26
  • http://www.nasa.gov/hubble
  • http://www.spacetelescope.org/news/heic1614
  • http://heritage.stsci.edu/2016/26