Mưa sao băng Leonids có tần suất sao băng lớn một cách ấn tượng năm 1999. Những người quan sát ở châu Âu nhìn thấy một cực điểm với số lượng sao băng lớn một cách ấn tượng vào lúc 02:10 UTC rạng sáng ngày 18/11. Các sao băng đếm được sau đó vượt quá con số 1000 sao băng/một giờ - con số thấp nhất cần thiết để định nghĩa một cơn bão sao băng thực thụ. Vào thời điểm khác và từ các địa điểm khác ở khắp nơi trên thế giới, những người quan sát thường báo cáo tần suất sao băng đáng ghi nhận là khoảng 30 - 100 sao băng/một giờ.

Vật Lý Thiên Văn - Chia sẻ niềm đam mê! http://vatlythienvan.com

Bức ảnh này được phơi sáng 20 phút kết thúc chỉ ngay trước khi cực điểm chính của Leonids bắt đầu năm 1999. Ít nhất 5 sao băng Leonids vụt qua trên Torre de la Guaita, một đài quan sát cổ được sử dụng vào thế kỷ thứ 12 ở Girona, Tây Ban Nha.

Năm 2014, trong vài đêm tới, trận mưa sao băng Leonids lại tiến đến cực điểm. Năm nay, mặc dù trăng lưỡi liềm có thể không gây ra ô nhiễm ánh sáng quá lớn, Trái Đất được dự đoán là đi qua một dải với lượng tàn dư của sao chổi Tempel-Tuttle ít hơn so với năm 1999, có thể sẽ có khoảng 15 sao băng/một giờ tại cực điểm tại những nơi quan sát thuận lợi.

Nguồn: APOD.NASA.GOV