Hình minh họa này cho thấy một giai đoạn trong sự hợp nhất được dự đoán trước giữa thiên hà Ngân Hà của chúng ta và thiên hà Tiên Nữ (Andromeda) lân cận, vì nó sẽ diễn ra trong vài tỷ năm tới. Trong hình ảnh này, đại diện cho bầu trời đêm của Trái Đất trong 3,75 tỷ năm tới, Andromeda (trái) lấp đầy trường nhìn và bắt đầu làm biến dạng Dải Ngân Hà do lực kéo thủy triều. Ảnh: NASA.
Dù khoảng cách hiện nay đang là 2,5 triệu năm ánh sáng, nhưng hai thiên hà này vẫn quyết tâm tìm đến nhau trong 4 tỷ năm nữa.
Các nhà thiên văn học của NASA dự đoán một cách chắc chắn sự kiện vũ trụ quan trọng tiếp theo ảnh hưởng đến Thiên hà, Mặt Trời và Hệ Mặt Trời của chúng ta: vụ va chạm khổng lồ của thiên hà Ngân Hà Milky Way của chúng ta với thiên hà Tiên Nữ Andromeda hàng xóm.
Dựa trên dữ liệu từ Kính viễn vọng Không gian Hubble, Thiên hà Milky Way (bên phải) và Thiên hà Tiên Nữ (bên trái) được dự đoán sẽ làm biến dạng lẫn nhau do lực kéo thủy triều trong 3,75 tỷ năm tới, như trong hình minh họa này.
Tiên Nữ đang tiến đến Ngân Hà với tốc độ khoảng 110 km/giây khi mà các đo đạc hiển thị bởi dịch chuyển xanh.
Thiên hà Ngân Hà xem như được định sẵn hứng chịu cuộc va chạm này, được dự đoán là sẽ xảy ra sau 4 tỷ năm kể từ bây giờ. Có khả năng Mặt Trời sẽ bay vào một vùng mới của thiên hà chúng ta, nhưng may mắn là Trái Đất và Hệ Mặt Trời của chúng ta không có nguy cơ bị phá hủy.
Mặc dù rằng các thiên hà sẽ hùng hục lao vào nhau, thì bởi vì các ngôi sao bên trong mỗi thiên hà lại rất xa nhau nên chúng sẽ không va chạm với các ngôi sao khác. Tuy nhiên, các ngôi sao sẽ bị ném vào các quỹ đạo khác nhau xung quanh trung tâm thiên hà mới. Các mô phỏng cho thấy Hệ Mặt Trời của chúng ta có thể sẽ bị ném ra xa lõi thiên hà hơn nhiều so với hiện nay.