Trong trái tim Rho Ophiuchi - © Nguyễn Trần Hạ và David Nguyen

Mất đến 6 năm để hoàn thành bức ảnh tuyệt tác này, đánh dấu sự hợp tác không biên giới của các tác giả nhiếp ảnh thiên văn, 1 người ở Việt Nam và 1 người ở Úc. Bức ảnh vừa được bình chọn "Top Pick" trên mạng AstroBin.

Hình ảnh mà các bạn đang xem không phải là một bức vẽ theo trường phái ấn tượng, càng không phải là một tác phẩm kỹ thuật số được sáng tác trên máy tính! Thực chất, hiệu ứng thị giác "ảo diệu" này được tạo bởi một lượng lớn bụi khí hòa lẫn với hàng ngàn vì sao ở khu vực trung tâm tổ hợp tinh vân Rho Ophiuchi. Nằm cách Trái Đất trung bình khoảng 400 năm ánh sáng, đây là một trong những khu vực tinh vân đẹp nhất, phức tạp nhất và rộng lớn nhất trên bầu trời mùa hè!

Minh họa sự phức tạp của các khối tinh vân trong vùng trung tâm tổ hợp Rho Ophiuchi.
Như chúng ta thấy trên ảnh, hệ thống Rho Ophiuchi nằm ở trung tâm IC 4604 và dường như được tạo nên từ 3 ngôi sao rất lớn và sáng. Tuy nhiên, các nghiên cứu với độ phân giải cao hơn chỉ ra rằng, Rho Ophiuchi được tạo nên từ ít nhất 5 thành phần. Thành phần có độ sáng lớn nhất trên ảnh là hệ sao đôi quang học, mã hiệu Rho Ophiuchi AB. Cặp sao này có tổng khối lượng gấp 23,6 lần Mặt Trời và chu kỳ quỹ đạo quay quanh nhau ước tính khoảng 2.500 năm. Rho Ophiuchi AB cách chúng ta khoảng 360 năm ánh sáng. Hai thành phần khác là Rho Ophiuchi C và DE, chúng nằm xa hơn khá nhiều với khoảng cách lần lượt là 408 và 440 năm ánh sáng.
Minh họa sự phức tạp của các khối tinh vân trong vùng trung tâm tổ hợp Rho Ophiuchi.
Minh họa sự phức tạp của các khối tinh vân trong vùng trung tâm tổ hợp Rho Ophiuchi.

Tinh vân màu xanh dương lệch về bên trái ảnh là IC 4604. Màu lam sẫm ấn tượng của tinh vân phần lớn được tạo bởi ánh sáng từ hệ thống sao Rho Ophiuchi phản chiếu lên lớp bụi khí mỏng. Như chúng ta thấy trên ảnh, hệ thống Rho Ophiuchi nằm ở trung tâm IC 4604 và dường như được tạo nên từ 3 ngôi sao rất lớn và sáng. Tuy nhiên, các nghiên cứu với độ phân giải cao hơn chỉ ra rằng, Rho Ophiuchi được tạo nên từ ít nhất 5 thành phần. Thành phần có độ sáng lớn nhất trên ảnh là hệ sao đôi quang học, mã hiệu Rho Ophiuchi AB. Cặp sao này có tổng khối lượng gấp 23,6 lần Mặt Trời và chu kỳ quỹ đạo quay quanh nhau ước tính khoảng 2.500 năm. Rho Ophiuchi AB cách chúng ta khoảng 360 năm ánh sáng. Hai thành phần khác là Rho Ophiuchi C và DE, chúng nằm xa hơn khá nhiều với khoảng cách lần lượt là 408 và 440 năm ánh sáng. Vui lòng tham khảo ghi chú nằm trong phần comment phía dưới để biết thêm chi tiết.

Nằm về bên trái, lệch lên góc trên là tinh vân IC 4603. Màu sắc chủ đạo của tinh vân này là lam nhạt pha với một chút vàng chanh do phản chiếu ánh sáng từ ngôi sao HIP 80462 ở trung tâm tinh vân. Từ phần trung tâm sáng, những "sợi" bụi khí cực mảnh tỏa ra xung quanh và dần tụ lại thành những đám mây tối trông như khói thuốc trôi nổi trên nền xanh của IC 4603.

Ở phía dưới IC 4603 là một tổ hợp tinh vân tối khổng lồ (LDN 1681, LDN 1688. LDN 1690 và LDN 1696). Mật độ bụi khí trong cụm tổ hợp này cao đến mức gần như ngăn cản ánh sáng tới từ nền sao phía sau, để lại một khoảng không gian tối đen. Ngôi sao khổng lồ đỏ Antares (không xuất hiện trong ảnh) chiếu sáng rìa mây bụi mỏng và mép phải tinh vân IC 4603, nhuộm chúng bằng màu vàng cam rực rỡ.

Bên trái là ảnh của tác giả David Nguyen chụp năm 2015, bên phải là ảnh do tác giả Nguyễn Trần Hạ chụp năm 2021. Hai mảnh dữ liệu chắp vá, chụp cách nhau 6 năm và chồng chéo gradient. Cuối cùng tất cả đã được bóc tách và cho ra tác phẩm cuối cùng khá ưng ý.
Bức ảnh tuyệt vời mất đến 6 năm để hoàn thành. Bên trái là ảnh của tác giả David Nguyen chụp năm 2015, bên phải là ảnh do tác giả Nguyễn Trần Hạ chụp năm 2021. Hai mảnh dữ liệu chắp vá, chụp cách nhau 6 năm và chồng chéo gradient. Cuối cùng tất cả đã được bóc tách và cho ra tác phẩm cuối cùng khá ưng ý.

Căn cứ theo khoảng cách trung bình tới tinh vân, mỗi cạnh trên ảnh sẽ ứng với một vùng không gian có kích thước khoảng 15x20 năm ánh sáng. Bức ảnh được tổng hợp từ hai mảnh nhỏ theo kĩ thuật mosaic. Một mảnh được tác giả David Nguyen chụp vào năm 2015, mảnh còn lại được tác giả Nguyễn Trần Hạ chụp trong tháng 7 và tháng 8 năm nay từ Đài quan sát Nam Hà Nội của mình. Tất cả dữ liệu đều thu từ đài quan sát sau vườn nhà David, ngoại ô Sydney, Úc. Màu sắc trên ảnh hoàn toàn trùng khớp với cảm nhận của mắt người. Tổng thời gian phơi sáng là gần 22 giờ, ứng với 4 kính lọc LRGB nhằm tạo nên màu sắc đầy đủ cho ảnh.

Thông số kỹ thuật

  • Kính thiên văn: Astro-Physics 150mm f/7.1 StarFire EDF Triplet Apochromat
  • Máy ảnh: FLI Proline 16803
  • Chân đế: Paramount MX
  • Focal reducers: Astro-Physics AP 4.0" Field Flattener
  • Kính lọc: Astrodon Lum Tru-Balance E-Series Gen 2  ·  Astrodon Blue Tru-Balance E-Series Gen 2  ·  Astrodon Green Tru-Balance E-Series Gen 2  ·  Astrodon Red Tru-Balance E-Series Gen 2

Frames:

  • Astrodon Blue Tru-Balance E-Series Gen 2: 25x600" (4h 10') bin 1x1
  • Astrodon Green Tru-Balance E-Series Gen 2: 25x600" (4h 10') bin 1x1
  • Astrodon Lum Tru-Balance E-Series Gen 2: 50x600" (8h 20') bin 1x1
  • Astrodon Red Tru-Balance E-Series Gen 2: 30x600" (5h) bin 1x1
  • Tổng thời gian phơi chụp: 21h 40'

Bài và ảnh: Nguyễn Trần Hạ và David Nguyen

Tham khảo

  1. Tác giả Nguyễn Trần Hạ: [Made by me and Mr. David Nguyen] Trong trái tim Rho Ophiuchi
  2. AstroBin: In the heart of Rho Ophiuchi, 2 panel mosaic (IC 4603, IC 4604)