Ngày 04/04/2015 sắp tới đây là một ngày trăng tròn. Tuy nhiên, bạn phải căng mắt hết cỡ mới có thể thấy được Mặt Trăng màu đỏ mờ mờ ở phía chân trời. Hãy chuẩn bị đón lần Nguyệt thực toàn phần đáng mong đợi nhất năm 2015 tại Việt Nam nhé! 

Vật Lý Thiên Văn - Chia sẻ niềm đam mê!

Bản đồ thể hiện khu vực và thời điểm xuất hiện nguyệt thực ngày 08/10/2014. Ảnh: T&D.

Diễn biến của nguyệt thực toàn phần

Một Nguyệt thực toàn phần sẽ diễn ra khi Mặt Trăng hoàn toàn đi ngang qua vùng bóng tối của Trái Đất. Trong suốt quá trình Nguyệt thực này, Mặt Trăng sẽ dần dần bị tối đi và sau đó chuyển sang màu đỏ máu. Nguyệt thực sẽ quan sát được tại hầu hết Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Đông Á, và Úc.

Tính theo giờ Việt Nam, nguyệt thực bắt đầu lúc 16:03 khi mà Mặt Trăng bắt đầu đi vào vùng nửa tối và giảm độ sáng. Đến 17:17, Mặt Trăng đi vào vùng tối và bắt đầu bị che khuất. Cực đại của nguyệt thực diễn ra lúc 19:00 và nguyệt thực chính thức kết thúc lúc 20:44.

Vật Lý Thiên Văn - Chia sẻ niềm đam mê!
Diễn biến chính của nguyệt thực toàn phần ngày 08/10/2014. Nguồn: timeanddate.com

Tại Việt Nam sẽ không thể quan sát được giai đoạn nguyệt thực nửa tối và bắt đầu nguyệt thực một phần bởi lúc này Mặt Trăng vẫn chưa mọc (nằm dưới đường chân trời). Tại thời điểm Mặt Trăng mọc lên tại đường chân trời (18:07) thì Mặt Trăng đang bị che khuất một phần. Nếu may mắn ở vị trí thuận lợi và không bị ô nhiễm ánh sáng, người quan sát sẽ nhìn thấy hiện tượng Mặt Trăng bị "ăn" mất một phần trong ngày trăng tròn. Mặt Trăng tiếp tục bị "ăn" cho đến lúc nguyệt thực đạt cực đại (19:00). Giai đoạn cực đại của nguyệt thực lúc 19:00 với độ che phủ gần 100%!

Nguyệt thực một phần sẽ kết thúc lúc 20:44. Nguyệt thực nửa tối sẽ kết thúc lúc 21:58.

Ngoài Việt Nam, các khu vực khác cũng có thể quan sát được nguyệt thực lần này. Ở phía đông nước Úc, Nhật Bản, Alaska và Thái Bình Dương sẽ quan sát được nguyệt thực toàn phần. Phần lớn châu Á và Madagasca sẽ quan sát được nguyệt thực một phần vào buổi tối, trong khi ở Châu Mỹ là vào buổi sáng.

Vật Lý Thiên Văn - Chia sẻ niềm đam mê!
Các giai đoạn của nguyệt thực toàn phần ngày 08/10/2014. Ảnh: S&T.

Làm thế nào để chụp ảnh nguyệt thực toàn phần?

Với kỳ vọng Mặt Trăng sẽ xuất hiện màu đỏ tối trên bầu trời, đừng bỏ qua khả năng ghi lại sự kiện bầu trời thú vị này bằng máy ảnh hoặc máy quay phim. Chụp ảnh một nguyệt thực toàn phần là không khó, nhưng nó cần một số chuẩn bị nho nhỏ.

Quan trọng nhất, bạn sẽ cần một kính thiên văn hoặc một ống tele để phóng đại ảnh Mặt Trăng đến kích thước thuận lợi. Tiêu cự nhỏ nhất để có một bức ảnh tốt là khoảng 300mm. Bạn cũng sẽ cần một tripod để giữ máy ảnh đứng vững, hoặc bạn có thể gắn máy ảnh vào kính thiên văn có bám nhật động.

Bởi vì màu sắc và độ sáng của Mặt Trăng trong giai đoạn bị che khuất là khác so với mỗi giai đoạn của nguyệt thực - và thậm chí là khác nhau trong giai đoạn bị che khuất - nên lời khuyên tốt nhất để chụp ảnh nguyệt thực là hãy chụp thật nhiều bức ảnh tại nhiều thời gian phơi sáng khác nhau. Có thể bắt đầu từ thời gian phơi 1/2 giây hoặc lâu hơi trong quá trình Mặt Trăng bị che khuất hoàn toàn, và phải chắc chắn là máy ảnh của bạn có khả năng chụp phơi sáng, tốt nhất là ở chế độ "bằng tay" (manual). Sử dụng điều khiển từ xa (remote control) hoặc chức năng hẹn giờ để giảm thiểu độ rung trong quá trình phơi sáng.

Vật Lý Thiên Văn - Chia sẻ niềm đam mê!
Ảnh chụp nguyệt thực toàn phần ngày 14-15/04/2014 của nhiếp ảnh gia Alberto Levy. Credit: S&T.

Vật Lý Thiên Văn - Chia sẻ niềm đam mê!
Ảnh chụp nguyệt thực toàn phần ngày 14-15/04/2014 bởi nhiếp ảnh gia Joel D. Tonyan. Credit: S&T.