Năm 2016, trận mưa sao băng Quadrantids sẽ đạt cực điểm vào ngày 04 tháng 1. Trăng hạ huyền sẽ không gây ảnh hưởng quá nhiều đến bữa tiệc sao băng Quadrantids năm nay. Các nhà thiên văn học khuyên mọi người hãy thử vận may và thời gian sau nửa đêm ngày 04 tháng 1.

>>> Lịch Thiên văn 2016 - Những sự kiện thiên văn học đáng chú ý năm 2016

Quadrantids là trận mưa sao băng chính đầu tiên của năm 2016. Các sao băng Quadrantids thường xuất hiện từ khoảng cuối tháng 12 cho đến 2 tuần đầu tiên của năm mới, và cực điểm thường rơi vào ngày 03, 04 tháng 1. Không giống như những trận mưa sao băng khác có cực điểm có xu hướng kéo dài từ 1 đến 2 ngày, thì cực điểm của Quadrantids chỉ diễn ra trong khoảng vài giờ.

Vật Lý Thiên Văn - Chia sẻ niềm đam mê!

Chòm sao không còn tồn tại

Quadrantids được đặt tên theo chòm sao Quadrans Muralis (Thước Phần Tư). Chòm sao này đã bị loại khỏi danh sách các chòm sao bởi Hiệp hội Thiên văn học Quốc tế (IAU) năm 1922. Tuy nhiên do trận mưa sao băng đã được đặt tên theo chòm sao này, nên tên của nó vẫn được giữ nguyên. Quadrantids đôi khi còn được gọi bởi một cái tên khác là Bootids theo tên của 1 chòm sao hiện đại là Boötes (Mục Phu).

Mưa sao băng Quadrantids được cho là bắt nguồn từ các hạt bụi để lại bởi tiểu hành tinh 2003 EH1. Tiểu hành tinh này có quỹ đạo quanh Mặt Trời là 5.5 năm.

Quan sát mưa sao băng Quadrantids ở đâu?

Những người quan sát ở bắc bán cầu sẽ quan sát thuận lợi trận mưa sao băng này.

Các sao băng có thể xuất hiện ở bất cứ đâu trên bầu trời, nên bạn không nhất thiết phải quan sát về một hướng cụ thể nào cả, chỉ cần nằm xuống nền và ngước mắt nhìn lên trời để có trường nhìn lớn nhất. Các nhà thiên văn học khuyên rằng hãy nằm xuống và nhìn về hướng bắc có thể sẽ có xác suất xuất hiện sao băng nhiều hơn.

Khi nào thì quan sát được mưa sao băng Quadrantids?

Thời gian quan sát tốt nhất là buổi đêm sau khi trời tối hẳn cho đến trước bình minh.

Quan sát mưa sao băng Quadrantids như thế nào?

Quan sát một trận mưa sao băng không cần quá nhiều kỹ năng như mọi người vẫn tưởng. Dưới đây là một số mẹo nhỏ giúp bạn đạt được xác suất nhìn thấy sao băng cao nhất.

Xác định vị trí trên bầu trời

Hãy chậm rãi thay đổi hướng nhìn lên bầu trời để bắt những sao băng của Quadrantids. Bảng dưới đây sẽ liệt kê vị trí tâm điểm mưa sao băng Quadrantids theo thứ tự thời gian cách nhau mỗi giờ.

 
Thời gian Góc phương vị/Hướng nhìn Góc cao
01:00 04/01 38° ↗
02:00 04/01 42° ↗ 12°
03:00 04/01 44° ↗ 22°
04:00 04/01 44° ↗ 31°
05:00 04/10 42° ↗ 41°
06:00 040/1 36° ↗ 50°

Hướng quan sát tâm điểm mưa sao băng Quadrantids trên bầu trời:

  • Góc phương vị chính là hướng nhìn, dựa trên hướng chính bắc, một chiếc la bàn sẽ giúp bạn xác định chính xác góc độ. Mũi tên chỉ về bên phải có nghĩa là hướng nhìn lệch phải so với hướng chính bắc bằng đúng giá trị góc độ ghi ở phía trước.
  • Góc cao chính là độ cao so với đường chân trời.

Tìm kiếm địa điểm quan sát trên mặt đất

  • Hãy đi ra xa bên ngoài thành phố đến nơi không bị ô nhiễm ánh sáng do ánh đèn thành phố và đèn đường.
  • Nếu bạn ra ngoài để quan sát mưa sao băng tại thời điểm cực điểm, bạn sẽ chẳng cần bất cứ một dụng cụ đặc biệt nào cả. Bạn hoàn toàn có thể nhìn thấy sao băng bằng mắt thường.
  • Hãy mang theo chăn và một chiếc ghế nằm thoải mái để quan sát mưa sao băng. Cũng như những cuộc ngắm sao khác, quan sát mưa sao băng là một trò chơi chờ đợi, và bạn cần phải cảm thấy thoải mái nhất có thể.
  • Kiểm tra thời tiết và thời gian mọc và lặn của Mặt Trăng tại địa điểm của mình và lên kế hoạch cho buổi quan sát.
  • Ngoài việc quan sát mưa sao băng, việc quan sát các chòm sao cũng như những thiên thể khác cũng vô cùng thú vị và giúp bạn tìm được hung phấn giữa những quãng chờ đợi mưa sao băng.
  • Hãy rủ thêm bạn bè, người yêu, người thân đi cùng để chiêm ngưỡng màn pháo hoa kỳ diệu của bầu trời.

Nguồn: TimeAndDay