Ngày sinh Nicolaus Copernicus (Mikolaj Kopernik) (19/02/1473 – 24/05/1543), nhà thiên văn học vĩ đại người Ba Lan trong giai đoạn nửa cuối thế kỷ XV, nửa đầu thế kỷ XVI. Copernicus là người đầu tiên trình bày tỉ mỉ các nên tảng toán học của hệ Nhật Tâm (Heliocentric). Ông được coi là người mở đầu của Thiên văn học hiện đại.


Ảnh: Nicolaus Copernicus (Mikolaj Kopernik) (19/02/1473 – 24/05/1543)

Nicolaus Copernicus sinh ra ở Torun, Ba Lan, trong một gia đình thương gia với 4 anh chị em. 10 tuổi, cha ông mất, gia đình ông sống dựa vào người cậu Lucas Watzenrode, giáo sĩ tại nhà thờ Frauenburg. Năm 1488, Copernicus được gửi đến đến học ở một trường dòng trong 3 năm, sau đó, ông theo học tại Đại học Krakow. Tại đây, Copernicus học tiếng Latin, Toán học, Thiên văn học, Địa lý và Triết học. Thời đó, nội dung giáo trình Thiên văn học được dạy là mô hình toán hệ địa tâm của Aristotle và Ptolemy, đồng thời bao gồm cả Chiêm tinh học.


Ảnh: Căn nhà, nơi Copernicus ra đời

Sau 4 năm học tại Krakow, Copernicus quay trở lại Torun, sau đó, năm 1496, ông sang Ý, theo học khóa học về Giáo luật (Canon law) tại đại học Bologna, theo sự định hướng của cậu (Lucas Watzenrode đã sắp xếp cho Copernicus một chức mục giáo sĩ trong nhà thờ Frauenburg). Tại Bologna, bên cạnh khóa học về Giáo luật, Copernicus học thêm tiếng Hy Lạp, Toán và Thiên văn. Ông thuê một phòng tại nhà của giáo sư Thiên văn Domenico Maria de Novara và phụ giúp thầy trong những công việc quan sát. Ông đã tiến hành và ghi chép những quan sát Thiên văn đầu tiên của mình trong thời gian này. Ngày 09/03/1497, ông quan sát sự kiện Mặt Trăng che khuất sao Aldebaran (chòm sao Taurus), ngày 06/10/1500, ông quan sát nguyệt thực tại Roma. Năm 1501, ông quay về Frauenburg, chính thức nhận chức vụ giáo sĩ của tăng hội (chapter) vùng Ermland. Vì chưa hoàn thành khóa học ở Bologna, ông được cử quay lại Ý để tiếp tục học về Giáo luật và Y học. Tháng 7 năm 1501, Copernicus đến học tại đại học Padua (có lẽ nguyên nhân chủ yếu để Copernicus quay lại Ý là ông muốn tiếp tục theo đuổi Thiên văn học). Tại Padua, ông theo học cả hai môn: Y học và Thiên văn học, sau đó học tiếp để lấy bằng Giáo luật tại đại học Ferrara.

Sau khi hoàn thành các khóa học, ông quay trở về Ermland và giúp cậu trong các công việc tôn giáo. Năm 1512, Lucas Watzenrode qua đời, ông thay chú đảm nhận các công việc của tăng hội. Tuy nhiên, từ thời gian này, ông giành chủ yếu thời gian cho Thiên văn học. Ông tiến hành những quan sát thiên văn trên một ngọn tháp trong thị trấn.


Ảnh: Ngọn tháp nơi Copernicus tiến hành các quan sát thiên văn

Năm 1514, ông hoàn thành tác phẩm viết tay « Little Commentary » (Tiểu luận), lưu hành nội bộ giữa các bạn bè của ông. Little Commentary đã khái quát 7 luận điểm cơ bản:

1. There is no one center in the universe (Trong vũ trụ không có một tâm duy nhất) (*)
2. The Earth''''''''s center is not the center of the universe (Tâm của Trái Đất không phải là tâm của vũ trụ)
3. The center of the universe is near the sun (Tâm của vũ trụ nằm cạnh Mặt Trời)*
4. The distance from the Earth to the sun is imperceptible compared with the distance to the stars (Khoảng cách từ Trái Đất tới Mặt Trời là rất nhỏ so với khoảng cách tới các ngôi sao)
5. The rotation of the Earth accounts for the apparent daily rotation of the stars (Sự tự quay của Trái Đất gây ra chuyển động biểu kiến của hàng ngày của các ngôi sao)
6. The apparent annual cycle of movements of the sun is caused by the Earth revolving around the sun (chu kỳ biểu kiến của Mặt Trời gây ra bởi quá trình quay quanh Mặt Trời của Trái Đất)
7. The apparent retrograde motion of the planets is caused by the motion of the Earth, from which one observes (hiện tượng chuyển động lùi biểu kiến của các hành tinh gây ra bởi sự chuyển động của Trái Đất)

7 luận điểm này chính là cơ sở để Copernicus hoàn thành mô hình vũ trụ với Mặt Trời ở Trung tâm (hệ Nhật Tâm, Heliocentric). Từ năm 1514, Copernicus bắt đầu trình bày toàn bộ công trình của mình trong bộ De revolutionibus (Sự chuyển động). De Revolutionibus bao gồm 6 tập:

1. General vision of the heliocentric theory, and a summarized exposition of his idea of the World (Tổng quan về mô hình Nhật Tâm và khái quát những quan điểm về thế giới)
2. Mainly theoretical, presents the principles of spherical astronomy and a list of stars (as a basis for the arguments developed in the subsequent books) (Các lý thuyết chính biểu diễn quy luật của các thiên cầu và danh mục các ngôi sao)
3. Mainly dedicated to the apparent motions of the Sun and to related phenomena (Sự chuyển động biểu kiến của Mặt Trời và các hiện tượng liên quan)
4. Description of the Moon and its orbital motions (Sự chuyển động của Mặt Trăng)
5. Concrete exposition of the new system (Trình bày chi tiết về toàn bộ hệ thống)
6. Concrete exposition of the new system (continued) (Trình bày chi tiết về toàn bộ hệ thống (tiếp theo))

Nhưng Copernicus không dám táo bạo xuất bản học thuyết của mình. Tác phẩm của ông được lưu truyền dưới dạng bản thảo trong những năm 1530, chuyền tay giữa các học giả châu Âu. Tuy vậy, nhờ sự vận động, thuyết phục của Georg Joachim Rheticus, công trình của Copernicus đã được in với tiêu đề « De Revolutionibus Orbium Coelestium » (Về chuyển động quay của các thiên thể). Bản in đầu tiên của tác phẩm đã kịp được đặt vào tay Copernicus khi ông đang hấp hối (tháng 5 năm 1543).

« Đó là một chuyện làm náo động cả châu Âu, người ta bắt đầu ủng hộ ngay tức khắc. Ngày cuốn sách đó xuất hiện, thời đại của thiên văn hiện đại bắt đầu rạng sáng »


Ảnh: Tượng Copernicus tại Vác-xa-va


Tham khảo:
Nicolaus Copernicus, JOC/EFR, 11/2002, http://www-history.mcs.st-andrews.ac.uk/Biographies/Copernicus.html
[/i]

Tham khảo thêm tác phẩm « Hệ Mặt Trời » của tác giả Isaac Asimov

Hero_Zeratul
ttvnol.com