Bọ Cạp hay Thiên Yết - chòm sao hoàng đạo xa nhất về phía nam - là tuyệt phẩm lớn trên bầu trời sao. Tập hợp các ngôi sao hình chữ J này thực sự trông giống như tên gọi. Ngôi sao màu đỏ Antares tình cờ được sắp đặt trên bầu trời ngay đúng trái tim Bọ Cạp. Hơn thế nữa, phần ngòi Bọ Cạp hình móc câu gồm hai ngôi sao là Shaula và Lesath buông xuống dòng sông Ngân, giúp bạn bắt được kha khá kho báu thiên hà.
Làm thế nào để xác định vị trí của chòm Bọ Cạp.
Vào buổi tối, tháng 7 và tháng 8 là thời gian lý tưởng để quan sát chòm sao kỳ diệu này, Ở Bắc Bán Cầu, ngôi sao màu hồng ngọc Antares - hay Ant-ares, đối thủ của thần chiến tranh Sao Hỏa- gắn với mùa hè nóng nực. Cá nhân tôi gắn ngôi sao này với hình ảnh bông hoa hồng y dại nở trên con đường tản bộ yêu thích. Khi mùa Hè qua đi, Antares khuất dần vào hoàng hôn hướng Tây Nam, báo hiệu những ngày thu mát mẻ hơn.
Vào những ngày đầu tháng 7, ở Bắc hay Nam Bán Cầu, Bọ Cạp leo lên điểm cao nhất trên bầu trời vào khoảng 10p.m. Vì những ngôi sao trở lại cùng vị trí trên bầu trời sớm hơn nửa tiếng sau mỗi tuần trôi qua, đón chờ Bọ Cạp lên cao nhất lúc 9pm giữa tháng 7 và 8pm cuối tháng 7.
Mặt Trời ngang qua phía trước Bọ Cạp.
Thật dễ dàng để chòm sao này đập vào mắt chúng ta về độ lớn và sáng của nó, nhưng thật hay ho khi phải nói rằng Mặt Trời dành ít thời gian để đi qua chòm sao này hơn với các chòm sao Hoàng Đạo còn lại. Hằng năm, Mặt Trời tỏa sáng trước chòm sao Bọ Cạp chỉ vỏn vẹn trong một tuần khoảng từ 22 tháng 11 tới 29 tháng 11. Nếu những con số vừa được nhắc tới chẳng liên quan gì đến những con số bạn từng đọc được trên những trang báo tử vi, thì hãy nhớ rằng các nhà chiêm tinh học đang nhắc tới Cung Bọ Cạp chứ không phải chòm sao Bọ Cạp
Khi Mặt Trời tới điểm từ 30 độ tới 60 độ Đông của Thu Phân thì Mặt Trời được cho là đang nằm trên cung Bọ Cạp (không liên quan tới chòm sao nào đang ở cạnh Mặt Trời vào thời gian này) trong khoảng thời gian từ khoảng 23 tháng 10 tới 22 tháng 11, mặc dù Mặt Trời lúc này đang ở phía trước chòm sao Xử Nữ và tiếp đó là Thiên Bình.
Các cung hoàng đạo luôn cố định theo khoảng thời gian điểm Phân và điểm Chí, nhưng trên bầu trời thì các dấu hiệu theo mùa này diễn ra chậm hơn nhưng chắc chắn sẽ dịch về phía Tây so với các chòm sao hoặc với các ngôi sao đi liền theo đường Hoàng Đạo. Chẳng hạn như 5000 năm về trước, ngôi sao sáng nhất chòm Bọ Cạp Antares đánh đấu điểm Thu Phân ở Bắc Bán Cầu. Hiện tại, Antares giao hội với Mặt Trời vào gần ngày 1 tháng 12- ba tuần trước Đông Chí (21/12). Ngôi sao này sẽ đánh dấu Đông Chí vào khoảng 1500 nữa.
Hiệp hội thiên văn quốc tế (IAU) công bố danh sách 88 chòm sao chính thức năm 1930, và Mặt Trời được quy ước là đi qua chòm sao Bọ Cạp trong một tuần hàng năm kể từ đó. Như quy ước, Mặt Trời sẽ mất khoảng ba tuần để đi qua chòm sao Xà Phu - Ophiuchus ( 29 tháng 11 - 18 tháng 12), chòm sao này nằm ngay trên phía Bắc của Bọ Cạp
Các nhà thiên văn học sớm đã sử dụng các ngôi sao chính và nhóm sao dễ dàng để nhận ra để theo dõi các chuyển động của Mặt Trời, Mặt Trăng và các hành tinh trên đường Hoàng Đạo. Sau hết, người cổ đại đã ghép hành tinh đỏ Hỏa Tinh với ngôi sao đỏ Antares và gọi nó là “ đối thủ của Sao Hỏa”. Hơn thế, Mặt Trăng thường xuất hiện và đi vượt qua Antares ở một số giai đoạn nhất định trong chu kỳ 18,6 năm
Bọ Cạp trong thần thoại.
Theo truyền thuyết của sao, vòi chích của Bọ Cạp là nguyên nhân cái chết của chàng thợ săn Orion. Vì thế, khi các vị thần đưa Orion và Bọ Cạp tới nơi an nghỉ cuối cùng trên thiên đàng, họ quyết định để các kẻ thù ở hai đầu đối diện của bầu trời. Đó là lý do vì sao mà bạn chẳng bao giờ thấy hai chòm sao này trên cùng một bầu trời. Cho tới ngày nay, Orion chỉ mọc vào phía Đông sau khi mà Bọ Cạp đã lặn về hướng Tây Nam, và ngược lại cũng đúng như vậy: Bọ Cạp sẽ không chịu mọc ở hướng Đông Nam cho tới khi Orion chịu khởi hành về phía Tây
Chòm sao Bọ Cạp dễ dàng nhận ra được ra bởi mắt ta, bởi vì nó giống như tên gọi của mình. Những ngôi sao nổi bật như Antares - trái tim Bọ Cạp, Shaula và Lesath ở phần đuôi Bọ Cạp. Cụm sao M4 có thể quan sát được cạnh Antares. Bạn có thể thấy cả M6 và M7 cạnh phần đuôi của chòm sao. Trong truyền thuyết bầu trời, Bọ Cạp là kẻ thù của chàng thợ săn Orion.
Tham khảo
1. McClure, B., & McClure, B. 2023, EarthSky | Updates on your cosmos and world, https://earthsky.org/constellations/scorpius-heres-your-constellation/