Bài viết này liệt kê theo thứ tự các lần trăng tròn trong năm 2018.

Ngày 02 tháng 01: Trăng tròn, siêu trăng

Mặt Trăng sẽ xuất hiện phía đối diện với Mặt Trời và bề mặt của nó sẽ phản xạ tối đa ánh sáng Mặt Trời về phía Trái Đất.

Quá trình này sẽ diễn ra vào 09:24 UTC+7 (giờ Việt Nam).

Lần trăng tròn này được những bộ lạc bản địa đầu tiên ở Mỹ gọi là Trăng Sói bởi đây là thời gian những chú sói đói tru lên bên ngoài trại của họ. Lần trăng tròn này cũng còn được gọi là Trăng Già hay Trăng Sau Lễ Giáng Sinh.

Đây cũng là lần siêu trăng đầu tiên trong tổng số hai lần siêu trăng của năm 2018. Mặt Trăng sẽ ở vị trí gần cực cận với Trái Đất và trông có vẻ lớn hơn và sáng hơn một chút so với lúc trăng tròn bình thường khác.

Ngày 31 tháng 01: Trăng tròn, siêu trăng, trăng xanh

Mặt Trăng sẽ xuất hiện phía đối diện với Mặt Trời và bề mặt của nó sẽ phản xạ tối đa ánh sáng Mặt Trời về phía Trái Đất.

Quá trình này sẽ diễn ra vào 20:26 UTC+7 (giờ Việt Nam).

Vì đây là lần trăng tròn thứ hai trong cùng một tháng, nên đôi khi nó được gọi là trăng xanh. Đây cũng là lần siêu trăng thứ hai trong tổng số hai lần siêu trăng của năm 2018. Mặt Trăng sẽ ở vị trí gần cực cận với Trái Đất và trông có vẻ lớn hơn và sáng hơn một chút so với lúc trăng tròn bình thường khác.

Ngày 02 tháng 3: Trăng tròn

Mặt Trăng sẽ xuất hiện phía đối diện với Mặt Trời và bề mặt của nó sẽ phản xạ tối đa ánh sáng Mặt Trời về phía Trái Đất.

Quá trình này sẽ diễn ra vào 07:51 UTC+7 (giờ Việt Nam).

Lần trăng tròn này được những bộ lạc bản địa đầu tiên ở Mỹ gọi là Trăng Giun Đất bởi đây là thời gian đất trở nên mềm hơn và giun đất xuất hiện trở lại. Lần trăng tròn này cũng còn được gọi là Trăng Quạ, Trăng Băng Mỏng, Trăng Nhựa Cây hay Trăng Mùa Chay, bởi đây là thời điểm quạ kêu báo hiệu cuối mùa đông, các lớp tuyết tan vào ban ngày sẽ đóng lại thành lớp băng mỏng vào ban đêm, cũng là thời điểm người ta rạch thân cây phong lấy nhựa, và là thời điểm rơi vào trước lễ Phục Sinh.

Ngày 31 tháng 3: Trăng tròn, trăng xanh

Mặt Trăng sẽ xuất hiện phía đối diện với Mặt Trời và bề mặt của nó sẽ phản xạ tối đa ánh sáng Mặt Trời về phía Trái Đất.

Quá trình này sẽ diễn ra vào 19:36 UTC+7 (giờ Việt Nam).

Vì đây là lần trăng tròn thứ hai trong cùng một tháng, nên đôi khi nó được gọi là trăng xanh. Năm 2018 là một năm đặc biệt khi mà cả tháng 01 và tháng 3 đều có hai lần trăng tròn, trong khi tháng 02 không có lần trăng tròn nào.

Ngày 30 tháng 4: Trăng tròn

Mặt Trăng sẽ xuất hiện phía đối diện với Mặt Trời và bề mặt của nó sẽ phản xạ tối đa ánh sáng Mặt Trời về phía Trái Đất.

Quá trình này sẽ diễn ra vào 07:58 UTC+7 (giờ Việt Nam).

Lần trăng tròn này được những bộ lạc bản địa đầu tiên ở Mỹ gọi là Trăng Hồng bởi nó đánh dấu thời điểm xuất hiện của loài cỏ hồng rêu, hoặc loài địa giáp trúc hoang, là một trong những loài hoa mọc sớm nhất vào mùa xuân. Lần trăng tròn này cũng còn được gọi là Trăng Mầm Cỏ, Trăng Trứng. Nhiều bộ lạc ven biển còn gọi là Trăng Cá bởi đây là thời điểm loài cá Bẹ bơi ngược dòng để đẻ trứng.

Ngày 29 tháng 5: Trăng tròn

Mặt Trăng sẽ xuất hiện phía đối diện với Mặt Trời và bề mặt của nó sẽ phản xạ tối đa ánh sáng Mặt Trời về phía Trái Đất.

Quá trình này sẽ diễn ra vào 21:19 UTC+7 (giờ Việt Nam).

Lần trăng tròn này được những bộ lạc bản địa đầu tiên ở Mỹ gọi là Trăng Hoa bởi đây là thời điểm những loài hoa mùa xuân đua nhau khoe sắc. Lần trăng tròn này cũng còn được gọi là Trăng Trồng Ngô (Bắp) hay Trăng Sữa.

Ngày 28 tháng 6: Trăng tròn

Mặt trăng sẽ nằm ở vị trí xung đối đối với Trái Đất và Mặt Trời và sẽ phản xạ tối đa ánh sáng của Mặt Trời khi nhìn từ Trái Đất.

Quá trình này sẽ diễn ra lúc 11:53 UTC+7 (giờ Việt Nam).

Lần Trăng tròn này còn được biết đến bởi các bộ lạc bản địa cổ ở Mỹ với tên gọi Trăng Dâu Tây bởi vì nó báo hiệu thời điểm thu hoạch trái cây chín và đồng thời cũng trùng với mùa thu hoạch cao điểm dâu tây. Lần trăng tròn này cũng còn được gọi là Trăng Hoa Hồng hay Trăng Mật.

Ngày 28 tháng 7: Trăng tròn

Mặt trăng sẽ nằm ở vị trí xung đối đối với Trái Đất và Mặt Trời và sẽ phản xạ tối đa ánh sáng của Mặt Trời khi nhìn từ Trái Đất.

Quá trình này sẽ diễn ra lúc 03:20 UTC+7 (giờ Việt Nam).

Lần Trăng tròn này còn được biết đến bởi các bộ lạc bản địa cổ ở Mỹ với tên gọi Trăng Hươu bởi những chú hươu đực bắt đầu mọc sừng mới vào thời điểm này. Lần trăng tròn này cũng còn được gọi là Trăng Sấm hay Trăng Rơm.

Ngày 26 tháng 8: Trăng tròn

Mặt trăng sẽ nằm ở vị trí xung đối đối với Trái Đất và Mặt Trời và sẽ phản xạ tối đa ánh sáng của Mặt Trời khi nhìn từ Trái Đất.

Quá trình này sẽ diễn ra lúc 18:56 UTC+7 (giờ Việt Nam).

Lần Trăng tròn này còn được biết đến bởi các bộ lạc bản địa cổ ở Mỹ với tên gọi Trăng Cá Tầm bởi đây là thời điểm những con cá tầm lớn ở Hồ Lớn (Great Lakes) và những hồ khác trở nên dễ săn bắt. Lần trăng tròn này cũng còn được gọi là Trăng Ngô Xanh hay Trăng Lúa.

Ngày 25 tháng 9: Trăng tròn

Mặt trăng sẽ nằm ở vị trí xung đối đối với Trái Đất và Mặt Trời và sẽ phản xạ tối đa ánh sáng của Mặt Trời khi nhìn từ Trái Đất.

Quá trình này sẽ diễn ra lúc 09:52 UTC+7 (giờ Việt Nam).

Lần Trăng tròn này còn được biết đến bởi các bộ lạc bản địa cổ ở Mỹ với tên gọi Trăng Ngô (Bắp) bởi đây là thời điểm thu hoạch ngô. Lần trăng tròn này cũng còn được gọi là Trăng Mùa Gặt. Trăng Mùa Gặt là lần trăng tròn xảy ra gần thời điểm thu phân nhất mỗi năm.

Ngày 24 tháng 10: Trăng tròn

Mặt trăng sẽ nằm ở vị trí xung đối đối với Trái Đất và Mặt Trời và sẽ phản xạ tối đa ánh sáng của Mặt Trời khi nhìn từ Trái Đất. Quá trình này sẽ diễn ra lúc 23:45 UTC.

Lần Trăng tròn này còn được biết đến bởi các bộ lạc bản địa cổ ở Mỹ với tên gọi Trăng Thợ Săn bởi đây là thời điểm lá mùa thu bắt đầu rụng và loài nai đã được vỗ béo, sẵn sàng cho việc săn bắt. Lần trăng tròn này cũng còn được gọi là Trăng Du Lịch và Trăng Máu.

Ngày 23 tháng 11: Trăng tròn

Mặt trăng sẽ nằm ở vị trí xung đối đối với Trái Đất và Mặt Trời và sẽ phản xạ tối đa ánh sáng của Mặt Trời khi nhìn từ Trái Đất.

Quá trình này sẽ diễn ra lúc 12:39 UTC+7 (giờ Việt Nam).

Lần Trăng tròn này còn được biết đến bởi các bộ lạc bản địa cổ ở Mỹ với tên gọi Trăng Hải Ly bởi đây là thời điểm đặt bẫy hải ly để lấy lông chuẩn bị cho mùa đông băng giá sắp đến khi mà các đầm lầy và sông đã bị đóng băng. Lần trăng tròn này cũng còn được gọi là Trăng Sương Giá và Trăng Của Thợ Săn.

Ngày 23 tháng 12: Trăng tròn

Mặt trăng sẽ nằm ở vị trí xung đối đối với Trái Đất và Mặt Trời và sẽ phản xạ tối đa ánh sáng của Mặt Trời khi nhìn từ Trái Đất.

Quá trình này sẽ diễn ra lúc 00:48 UTC+7 (giờ Việt Nam).

Lần Trăng tròn này còn được biết đến bởi các bộ lạc bản địa cổ ở Mỹ với tên gọi Trăng Lạnh bởi đây là thời điểm không khí lạnh của mùa đông đã tràn về và ban đêm trở nên dài và tối. Lần trăng tròn này cũng còn được gọi là Trăng Đêm Dài và Trăng Trước Giáng Sinh.