Vào ngày Trăng mới hay một vài ngày sau đó, Trăng non hay Trăng lưỡi liềm đầu tháng sẽ xuất hiện trong một thời gian khá ngắn phía Tây sau khi Mặt Trời lặn. Một vài người cho rằng Mặt Trăng xuất hiện sau khi mặt trời lặn ở phía Tây là nó đang mọc, nhưng thực tế không phải vậy, Mặt Trăng thực chất là đang lặn. Bởi quá trình tự quay quanh trục nên hầu các thiên thể trên bầu trời sẽ mọc ở hướng Đông và lặn ở hướng Tây khi nhìn từ Trái Đất.

Các pha Mặt Trăng

Tuy nhiên Trăng non không có mối liên hệ nào với bóng của Trái Đất, và bóng của trái đất chỉ đổ lên Mặt Trăng và những ngày Trăng tròn khi Trái Đất nằm giữa Mặt Trăng và Mặt Trời trong không gian khi Mặt Trăng đi vào bóng của Trái đất chúng ta có Nguyệt Thực.

Vậy nên đó tất nhiên không phải trường hợp xuất hiện của Trăng non, Mặt Trăng lúc này không nằm đối diện với Mặt Trời mà ngược lại nó sẽ nằm gần như cùng một hướng ngắm với Mặt Trời khi nhìn từ Trái Đất. Và bóng ở pha Trăng non chính là bóng của chính Mặt Trăng. Như đã biết trên chính Trái Đất của chúng ta, ban đêm chính là thời điểm một nửa của Trái Đất chìm trong chính bóng của nó. Và điều tương tự cũng xảy ra với Mặt Trăng khi vào pha Trăng non, khi bạn đứng quan sát pha Trăng non của Mặt Trăng từ Trái Đất, bạn đang nhìn thấy một phần mỏng của ban ngày trên Mặt Trăng hay là bên được chiếu sáng và phần lớn còn lại không được chiếu sáng là ban đêm, phần mà bề mặt Mặt Trăng bị che phủ bởi chính bóng của mình.

Ánh Đất không chỉ xuất hiện ở pha trăng non và còn xuất hiện ở cả pha trăng lưỡi liềm cuối tháng

Từ phần tối của Mặt Trăng lưỡi liềm, bạn vẫn cũng có thể thấy ánh sáng lờ mờ, ánh sáng mờ nhạt đó được gọi là Ánh Đất. Nguyên nhân là do thực tế, cho dù ta nhìn thấy Mặt Trăng lưỡi liềm từ Trái Đất nhưng khi ai đó có thể quan sát Trái Đất từ Mặt Trăng sẽ thấy Trái Đất gần như là tròn (Mặt Trăng nằm giữa Trái Đất và Mặt Trời). Cũng giống như vào những ngày Trăng tròn, ban đêm chúng ta nhận được khá nhiều ánh sáng phản chiếu trên bề mặt của Mặt Trăng thì vào những ngày Trăng non, phần tối của Mặt Trăng sẽ nhận được ánh sáng phản chiếu của Mặt Trời từ Trái Đất, và đó là giải thích cho cái tên Ánh Đất.

Như đã nói trên, bởi vì Trăng non nằm gần như trên cùng một hướng với Trái Đất và Mặt Trời vậy nên phần được chiếu sáng của nó hay nửa ban ngày sẽ không hướng hết về phía chúng ta vậy nên ta chỉ nhìn thấy một phần: Trăng lưỡi liềm.

Mỗi ngày, Mặt trăng sẽ tiến dần về phía Đông theo đường đi của nó quanh Trái Đất, Mặt Trăng xuất hiện xa khỏi phía hoàng hôn, và cũng di chuyển xa khỏi đường thẳng giữa Trái Đất và Mặt Trời trong không gian, chúng ta cũng sẽ quan sát được nhiều vùng ban ngày của Mặt Trăng hơn.

Khi Mặt Trăng quay quanh Trái đất, nó thay đổi pha một cách có trật tự: 

●Trăng mới (Sóc): Mặt Trăng nằm ở giữa Trái Đất và Mặt Trời, xuất hiện cùng Mặt
Trời vào ban ngày nên không thể nhìn thấy được.
● Trăng non: còn gọi là trăng lưỡi liềm đầu tháng, có thể nhìn thấy vào buổi chiều
và sau hoàng hôn.
● Trăng thượng huyền: còn gọi là trăng bán nguyệt đầu tháng, có thể nhìn thấy
vào buổi chiều và đầu giờ tối.
● Trăng trương huyền tròn dần: còn gọi là trăng khuyết đầu tháng, có thể nhìn
thấy vào cuối buổi chiều và cả đêm.
● Trăng tròn: còn gọi là trăng rằm, lúc này Trái Đất nằm ở giữa Mặt Trăng và Mặt
Trời, có thể nhìn thấy cả đêm.
● Trăng trương huyền khuyết dần: còn gọi là trăng khuyết cuối tháng, có thể nhìn
thấy cả đêm và sáng sớm.
● Trăng hạ huyền: còn gọi là trăng bán nguyệt cuối tháng, có thể nhìn thấy vào
cuối đêm và buổi sáng.

Tham khảo:

1. EarthSky.org: What is a waxing crescent moon?