Trung tâm Vệ tinh Quốc gia - VNSC được thành lập theo quyết định số 1611/QĐ-TTg ngày 16 tháng 9 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Vật lý Thiên văn - vatlythienvan.comHình vẽ thiết kế Trung tâm Vũ trụ Việt Nam tại Hòa Lạc

Trung tâm Vệ tinh Quốc gia có các chức năng và nhiệm vụ chính như sau:

Chức năng

Nghiên cứu phát triển, ứng dụng công nghệ và đào tạo cán bộ có trình độ cao trong lĩnh vực công nghệ vệ tinh; tiếp nhận, quản lý và thực hiện dự án Trung tâm Vũ trụ Việt Nam.

Nhiệm vụ

  1. Tiếp nhận, thực hiện, quản lý, khai thác Dự án Trung tâm Vũ trụ Việt Nam bằng nguồn vốn ODA của Nhật Bản.
  2. Thực hiện các nhiệm vụ của Quốc gia trong nghiên cứu phát triển, ứng dụng và chuyển giao công nghệ vệ tinh.
  3. Xây dựng và triển khai thực hiện các dự án hợp tác quốc tế trong lĩnh vực công nghệ vũ trụ, đặc biệt là công nghệ vệ tinh.
  4. Tuyên truyền và nâng cao hiểu biết cho đại đa số người dân về tầm quan trọng và lợi ích của công nghệ vũ trụ với việc phát triển kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng.
  5. Đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao trong lĩnh vực công nghệ vệ tinh và các lĩnh vực khác có liên quan.
  6. Dịch vụ khoa học và công nghệ trong lĩnh vực công nghệ vệ tinh và các lĩnh vực khác có liên quan.
  7. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực công nghệ vệ tinh và các lĩnh vực khác có liên quan.
  8. Quản lý về tổ chức, bộ máy; quản lý và sử dụng công chức, viên chức của đơn vị theo quy định của Nhà nước và của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
  9. Quản lý về tài chính, tài sản của đơn vị theo quy định của Nhà nước.
  10. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch Viện giao.
Trong đó một trong các nhiệm vụ quan trọng trước mắt của Trung tâm Vệ tinh là tiếp nhận, quản lý và thực hiện dự án Trung tâm Vũ trụ Việt Nam tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc là dự án với nguồn vốn vay ODA của Nhật Bản với các nhiệm vụ cụ thể sau:
  • Quản lý và tiếp nhận dự án;
  • Phát triển nguồn nhân lực trình độ cao trong lĩnh vực công nghệ vệ tinh;
  • Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, lắp ráp và thử nghiệm vệ tinh nhỏ;
  • Điều khiển, vận hành và quản lý vệ tinh nhỏ của Việt Nam;
  • Thu thập dữ liệu, lưu trữ và xử lý ảnh vệ tinh phục vụ triển khai ứng dụng công nghệ vũ trụ.


Video Giới thiệu về Dự án Trung tâm Vũ trụ Việt Nam

Ban lãnh đạo

  • Giám đốc: PGS. TS. Phạm Anh Tuấn
  • Phó Giám đốc: TS. Vũ Anh Tuân, Ths. Vũ Việt Phương

Hội đồng khoa học

  • Chủ tịch hội đồng: GS. TSKH. Dương Ngọc Hải
  • Phó Chủ tịch hội đồng: PGS. TS. Phạm Anh Tuấn

Thư ký

  • TS. Vũ Anh Tuân

Ủy viên

  • GS. TS. Nguyễn Đại Hưng
  • GS. TS. Vũ Đức Thi
  • TS. Trần Tuấn Anh
  • KSC. Đỗ Thị Ngọc Oanh

Cơ cấu tổ chức

Các phòng chuyên môn

  • Phòng Nghiên cứu và phát triển công nghệ vệ tinh
  • Phòng Thiết kế, chế tạo, tích hợp và thử nghiệm vệ tinh               
  • Phòng Ứng dụng công nghệ vệ tinh

Các đơn vị quản lý nghiệp vụ

  • Phòng Quản lý tổng hợp
  • Ban QLDA Trung tâm Vũ trụ Việt Nam

Lực lượng cán bộ

  • Tổng số: 69
  • Phó Giáo sư: 2
  • Tiến sĩ: 5
  • Thạc sĩ: 22                                             
  • Kỹ sư, Cử nhân: 40       
  • Khác: 3

Vật lý Thiên văn - vatlythienvan.com
Các cán bộ đang làm việc tại VNSC chụp hình lưu niệm cùng Giám Đốc NASA Charles Bolden

Các hoạt động thường xuyên của đơn vị

Nghiên cứu phát triển, ứng dụng công nghệ và đào tạo phát triển nhân lực có trình độ cao trong lĩnh vực công nghệ vệ tinh và các lĩnh vực khác có liên quan; Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, lắp rắp và thử nghiệm vệ tinh nhỏ.

Tiếp nhận, thực hiện, quản lý, khai thác dự án Trung tâm Vũ trụ Việt Nam bằng nguồn vốn ODA của Nhật Bản; Thu thập dữ liệu, lưu trữ và xử lý ảnh vệ tinh phục vụ triển khai ứng dụng công nghệ vũ trụ; Chuyển giao công nghệ và thực hiện các dịch vụ KH&CN khác trong các lĩnh vực nghiên cứu nêu trên.

Tuyên truyền, phổ biến kiến thức về tầm quan trọng và lợi ích của công nghệ vũ trụ đối với việc phát triển kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng.

Xây dựng và triển khai thực hiện các dự án hợp tác quốc tế trong lĩnh vực công nghệ vũ trụ, đặc biệt là công nghệ vệ tinh.

Nguồn: VNSC